Theo đó mẫu pháo pháo phản lực phóng loạt có cỡ nòng lớn nhất Việt Nam hiện tại được xác định là BM-14 với cỡ nòng lên đến 140mm, trong khi đó BM-21 “Grad” chỉ 122mm còn BM-13 “Katyusha” chỉ 132mm. Tuy nhiên, dù sở hữu cỡ nòng lớn nhất thế nhưng BM-14 không phải là mẫu pháo phản lực mạnh nhất của pháo binh Việt Nam. Nguồn ảnh: Skitmeister.
Về pháo BM-14, nó được phát triển ngay sau khi Chiến tranh Thế giới thứ 2 kết thúc sau sự thành công của BM-13 “Katyusha”, trong giai đoạn này quân đội Liên Xô cũng nhận thức được sức mạnh của các loại rocket phóng loạt không chỉ trong lục quân mà còn cả hải quân và không quân. Nguồn ảnh: Skitmeister. Nguồn ảnh: Skitmeister.
Quân đội Liên Xô bắt đầu đưa vào trang bị BM-14 từ đầu những năm 1950 và loại vũ khí này cũng dẫn trở nên phổ biến trong quân đội các nước XHCN sau đó. Bản thân BM-14 xuất hiện ở Việt Nam trong những năm 1960 – 1970 trong giai đoạn chiến tranh ác liệt nhất. Nguồn ảnh: Skitmeister.
Sau gần 50 năm phục vụ, ở thời điểm hiện tại BM-14 vẫn được biên rộng rãi trong các đơn vị pháo binh của quân đội ta song song với BM-21 “Grad”, còn BM-13 “Katyusha” đã được chuyển sang niêm cất dài hạn. Nguồn ảnh: Báo Đồng Nai.
Hiện tại, pháo binh Việt Nam được trang bị ít nhất hai biến thể BM-14 gồm BM-14MM (2B2R) trên khung gầm xe tải bánh lốp đặc chủng ZIL-131, và một biến thể khác là BM-14-17M (8U35M) trên khung gầm xe tải bánh lốp đặc chủng GAZ-66. Nguồn ảnh: Báo Bình Định.
Về cơ bản các biến thể này chỉ khác nhau ở khung gầm đặc chủng, trong khi đó ở cụm ống phóng rocket chúng vẫn được trang bị giàn phóng 16 nòng, cỡ đạn 140mm. Mỗi quả đạn rocket BM-14 nặng khoảng 40 kg, đạt tầm bắn khoảng 10km. Nguồn ảnh: Báo Bình Định.
BM-14 cho phép bắn liên tiếp 16-17 phát trong vòng 8 giây với nhiều dòng đạn rocket khác nhau kể cả đạn hóa học. BM-14 có thể trang bị cho lực lượng đổ bộ đường không (với cơ cấu phóng được tháo rời). Nguồn ảnh: Báo Bình Định.
Trong ảnh là một tổ hợp BM-14 của Lữ đoàn pháo binh 572 – Quân khu 5 trong diễn tập bắn đạn thật trong năm 2013, có thể thấy dàn phóng được trang bị đủ 16 rocket M-14-OF với tầm bắn tối thiểu khoảng 1.000 mét còn tối đa là 9.800 mét.
Để vận hành một tổ hợp pháo phản lực BM-14 cần tới tổ đội lên đến 6 người và quá trình nạp đạn và dẫn bắn đều được thực hiện thủ công. Bản thân tổ hợp này cũng có khả năng được tự động hóa như BM-21 hoặc tích hợp các công nghệ dẫn bắn hiện đại hơn, tuy nhiên đạn rocket 140mm của BM-14 rất khó có thể nâng cấp mang theo đầu dẫn tự động. Nguồn ảnh: Báo Quân khu 7.
Trong thời gian gần đây pháo binh Việt Nam đã từng bước nội địa hóa và nâng cấp các tổ hợp BM-14 có trong biên chế, giúp nó tác chiến hiệu quả hơn trong môi trường chiến tranh hiện đại. Chúng ta không chỉ tự chủ trong sản xuất đạn dược và còn cả các giàn phóng trên BM-14.
Ở BM-14 biến thể nâng cấp của Việt Nam, tầm bắn giảm xuống khoảng 8.000 m (so với nguyên bản) nhưng độ chính xác cao hơn. Mặt khác, BM-14 phiên bản gốc chỉ phóng lần lượt từng quả một, còn pháo cải tiến có thể phóng loạt đạn nhờ một hệ thống điện điểm hỏa.
Với các ứng dụng công nghệ mới, BM-14 chắc chắn sẽ còn tiếp tục phục vụ trong Binh chủng pháo binh Việt Nam trong tương lai gần, trước khi được thay thế bằng các loại pháo phản lực hạng nặng hiện đại hơn.
Cận cảnh dàn tổ hợp pháo phản lực BM-14 mới cứng tại nhà máy Z133 nơi chuyên nâng cấp, sửa chữa các loại vũ khí cho pháo binh Việt Nam.
Pháo phản lực phóng loạt BM-14 được sơn mới tinh sau khi nhập “viện” ở nhà máy Z133 sau gần 50 năm hoạt động.
Pháo phản lực phóng loạt BM-14 16 nòng cỡ 140mm do Liên Xô sản xuất đã được nhà máy Z133 “hồi sinh” như thời “trai trẻ”.
Mời độc giả xem video: Pháo 152mm và BM-14 của pháo binh Việt Nam trong diễn tập bắn đạn thật.
Trà Khánh