Súng phun lửa: Vũ khí tàn bạo nhất trongThế chiến thứ 2

Đây được coi là một trong những loại vũ khí hiệu quả bậc nhất trong tác chiến đô thị các cuộc đại chiến thế giới. Tuy nhiên do nó quá dã man và khó kiểm soát, ngày nay loại vũ khí này đã bị hạn chế sử dụng.

 Súng phun lửa là loại vũ khí được sử dụng bởi mọi phe tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là loại vũ khí cực kỳ phù hợp với kiểu tác chiến đô thị và dọn dẹp hầm hào. Nguồn ảnh: Thearchive.

Súng phun lửa là loại vũ khí được sử dụng bởi mọi phe tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai. Đây là loại vũ khí cực kỳ phù hợp với kiểu tác chiến đô thị và dọn dẹp hầm hào. Nguồn ảnh: Thearchive.

Về cơ bản, súng phun lửa của mọi phe tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đều có hai phần. Phần thứ nhất bao gồm dung dịch chất bám dính dễ bắt lửa (giống như bom napalm) và phần thứ hai là khí nén. Nguồn ảnh: TA.

Về cơ bản, súng phun lửa của mọi phe tham chiến trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đều có hai phần. Phần thứ nhất bao gồm dung dịch chất bám dính dễ bắt lửa (giống như bom napalm) và phần thứ hai là khí nén. Nguồn ảnh: TA.

Trước khi sử dụng, xạ thủ sẽ phải châm lửa đầu nòng súng phun lửa bằng máy lửa. Sau đó khi phụt dung dịch dễ cháy trong bình ra, dung dịch này sẽ ngay lập tức bắt lửa và bám dính vào mọi thứ trên đường bay của mình. Nguồn ảnh: Sheck.

Trước khi sử dụng, xạ thủ sẽ phải châm lửa đầu nòng súng phun lửa bằng máy lửa. Sau đó khi phụt dung dịch dễ cháy trong bình ra, dung dịch này sẽ ngay lập tức bắt lửa và bám dính vào mọi thứ trên đường bay của mình. Nguồn ảnh: Sheck.

Tầm bắn của các loại súng phun lửa là cực gần, chỉ khoảng 30 mét thậm chí ngắn hơn nếu gió thổi ngược chiều. Chính vì vậy, loại vũ khí này chỉ thích hợp sử dụng trong không gian hẹp như chiến tranh chiến hào, chiến tranh đô thị. Nguồn ảnh: Thearchive.

Tầm bắn của các loại súng phun lửa là cực gần, chỉ khoảng 30 mét thậm chí ngắn hơn nếu gió thổi ngược chiều. Chính vì vậy, loại vũ khí này chỉ thích hợp sử dụng trong không gian hẹp như chiến tranh chiến hào, chiến tranh đô thị. Nguồn ảnh: Thearchive.

Không những bám dính vào cơ thể người gây bỏng nặng, súng phun lửa khi sử dụng trong không gian hẹp như boong-ke, hầm ngầm còn đốt sạch không khí phía bên trong, buộc đối phương phải bỏ chạy ra ngoài. Nguồn ảnh: Tube.

Không những bám dính vào cơ thể người gây bỏng nặng, súng phun lửa khi sử dụng trong không gian hẹp như boong-ke, hầm ngầm còn đốt sạch không khí phía bên trong, buộc đối phương phải bỏ chạy ra ngoài. Nguồn ảnh: Tube.

Trong tác chiến đô thị, mỗi một căn nhà, một căn phòng đều có thể được dọn dẹp sạch sẽ chỉ bằng một lần sử dụng súng phun lửa, đảm bảo đối phương không thể ẩn nấp và tấn công bất ngờ quân ta. Nguồn ảnh: Thearchive.

Trong tác chiến đô thị, mỗi một căn nhà, một căn phòng đều có thể được dọn dẹp sạch sẽ chỉ bằng một lần sử dụng súng phun lửa, đảm bảo đối phương không thể ẩn nấp và tấn công bất ngờ quân ta. Nguồn ảnh: Thearchive.

Nhiệt lượng phát ra từ súng phun lửa cũng có thể kích nổ hoặc phá hủy mọi loại mìn, bẫy được đối phương giăng ra trên đường rút lui. Ảnh: Súng phun lửa M1 của Thủy quân Lục chiến Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai với ba bình trong đó có một bình khí nén, hai bình dung dịch chất cháy. Nguồn ảnh: Thearchive.

Nhiệt lượng phát ra từ súng phun lửa cũng có thể kích nổ hoặc phá hủy mọi loại mìn, bẫy được đối phương giăng ra trên đường rút lui. Ảnh: Súng phun lửa M1 của Thủy quân Lục chiến Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai với ba bình trong đó có một bình khí nén, hai bình dung dịch chất cháy. Nguồn ảnh: Thearchive.

Súng phun lửa M1 của Thủy quân Lục chiến Mỹ được coi là loại vũ khí cực kỳ an toàn. Do dung dịch cháy được tách làm hai bình riêng, khi đối phương bắn trung một bình dung dịch, khả năng toàn bộ nhiên liệu bốc cháy trên lưng người lính là rất ít do cần phải trộn hai dung dịch này qua một hệ thống van an toàn mới có thể tạo ra chất bắt lửa gây cháy được. Nguồn ảnh: Thearchive.

Súng phun lửa M1 của Thủy quân Lục chiến Mỹ được coi là loại vũ khí cực kỳ an toàn. Do dung dịch cháy được tách làm hai bình riêng, khi đối phương bắn trung một bình dung dịch, khả năng toàn bộ nhiên liệu bốc cháy trên lưng người lính là rất ít do cần phải trộn hai dung dịch này qua một hệ thống van an toàn mới có thể tạo ra chất bắt lửa gây cháy được. Nguồn ảnh: Thearchive.

Mặc dù vậy phần lớn các loại súng phun lửa trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đều chỉ sử dụng một bình chứa dung dịch cháy và bình còn lại chứa khí nén để đẩy dung dịch ra ngoài. Tuy nhiên dung dịch gây cháy này cũng khó có thể bắt lửa như trên phim ảnh. Thực tế, việc bắn nổ một bình khí nén chất dễ cháy bằng đạn gần như bất khả thi, trừ khi vị trí của bình dung dịch gây cháy này gần nguồn lửa ở ngoài môi trường. Nguồn ảnh: Gettyimg.

Mặc dù vậy phần lớn các loại súng phun lửa trong Chiến tranh Thế giới thứ hai đều chỉ sử dụng một bình chứa dung dịch cháy và bình còn lại chứa khí nén để đẩy dung dịch ra ngoài. Tuy nhiên dung dịch gây cháy này cũng khó có thể bắt lửa như trên phim ảnh. Thực tế, việc bắn nổ một bình khí nén chất dễ cháy bằng đạn gần như bất khả thi, trừ khi vị trí của bình dung dịch gây cháy này gần nguồn lửa ở ngoài môi trường. Nguồn ảnh: Gettyimg.

Tới chiến tranh Việt Nam, súng phun lửa và bom napalm vẫn là một trong những thứ vũ khí hiệu quả và được quân đội Mỹ sử dụng một cách phổ biến nhất trên chiến trường. Bản thân Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng trang bị súng phun lửa vào biên chế trong cuộc chiến chống Mỹ này. Nguồn ảnh: Sa-kuva.

Tới chiến tranh Việt Nam, súng phun lửa và bom napalm vẫn là một trong những thứ vũ khí hiệu quả và được quân đội Mỹ sử dụng một cách phổ biến nhất trên chiến trường. Bản thân Quân đội Nhân dân Việt Nam cũng trang bị súng phun lửa vào biên chế trong cuộc chiến chống Mỹ này. Nguồn ảnh: Sa-kuva.

Tới cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Công ước Quốc tế đã thêm các điều khoản nghiêm ngặt về việc sử dụng súng phun lửa và các loại vũ khí có yếu tố lửa như bom phốt-pho hay bom cháy. Theo đó, các loại vũ khí cháy này sẽ bị cấm sử dụng ở khu vực đông dân cư - nghĩa là không được sử dụng trong tác chiến đô thị. Nguồn ảnh: Thearchive.

Tới cuối những năm 80 của thế kỷ trước, Công ước Quốc tế đã thêm các điều khoản nghiêm ngặt về việc sử dụng súng phun lửa và các loại vũ khí có yếu tố lửa như bom phốt-pho hay bom cháy. Theo đó, các loại vũ khí cháy này sẽ bị cấm sử dụng ở khu vực đông dân cư - nghĩa là không được sử dụng trong tác chiến đô thị. Nguồn ảnh: Thearchive.

Việc cấm sử dụng súng phun lửa trong tác chiến đô thị đã cướp đi ưu điểm vượt trội nhất của loại vũ khí này. Tới ngày nay, bom napalm và súng phun lửa gần như đã tuyệt chủng hoàn toàn trong biên chế của những quân đội lớn trên thế giới. Thậm chí khủng bố IS hay những đội quân vô chính phủ cũng không còn sử dụng loại vũ khí này. Nguồn ảnh: Thearchive.

Việc cấm sử dụng súng phun lửa trong tác chiến đô thị đã cướp đi ưu điểm vượt trội nhất của loại vũ khí này. Tới ngày nay, bom napalm và súng phun lửa gần như đã tuyệt chủng hoàn toàn trong biên chế của những quân đội lớn trên thế giới. Thậm chí khủng bố IS hay những đội quân vô chính phủ cũng không còn sử dụng loại vũ khí này. Nguồn ảnh: Thearchive.

Mời độc giả xem Video: Quân đội Trung Quốc hiện đại ngày nay vẫn tiếp tục sử dụng súng phun lửa trong biên chế.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/sung-phun-lua-vu-khi-tan-bao-nhat-trongthe-chien-thu-2-1140745.html