Sửng sốt 'đầu người' khổng lồ bay lơ lửng giữa bầu trời, người dân nhao ra chụp ảnh
Chiếc 'đầu người' khổng lồ khiến người dân vừa thích thú vừa đáng sợ. Rất nhiều câu hỏi đặt ra như 'Đây là ai?', 'Tại sao nó lại xuất hiện ở đây?'...
Theo báo Tiền Phong, chiếc "đầu người" khổng lồ này thực chất là một tác phẩm nghệ thuật sắp đặt nằm trong chuỗi sự kiện "Tokyo Festival Special 13" kết hợp với Thế vận hội Tokyo Olympic.
Cụ thể, ngày 16/7, một khuôn mặt người khổng lồ bay lơ lửng ngay trên nhà thi đấu thể thao Olympic Tokyo (Nhật Bản) khiến người đi đường vô cùng kinh ngạc. Rất nhiều câu hỏi đặt ra như “Đây là ai?”, “Tại sao nó lại xuất hiện ở đây?”... Tuy nhiên khi quan sát kỹ, đây chỉ là một chiếc khinh khí cầu có kích thước lớn.
Được biết, đây một phần của lễ hội "Tokyo Festival Special 13" kết hợp với Thế vận hội Olympic Tokyo.
Tác giả của tác phẩm nghệ thuật này là nghệ sĩ Akira Arakawa và hai cộng sự. Cô đã cùng đội ngũ sản xuất của mình chọn ngẫu nhiên gương mặt của 1 trong 1000 người nộp đơn tình nguyện trên khắp nơi trên thế giới và mất 3 năm để thực hiện tác phẩm nghệ thuật độc đáo này.
Dự án này được gọi là Masayume đã bắt đầu được lên kế hoạch từ năm 2019 và cuối cùng đã sẵn sàng để giới thiệu với thế giới vào ngày thứ 6 vừa qua. Một quả khinh khí cầu khổng lồ hình mặt người đã bay qua Tokyo một tuần trước khi Thế vận hội bắt đầu. Sự kiện này khiến nhiều người thích thú chụp ảnh.
Thông tin trên Zing, Kojin Haruka, một trong 3 nghệ sĩ tác giả của khinh khí cầu, cho biết việc có thể tạo ra tác phẩm này trong bối cảnh đại dịch đang hoành hành ở Nhật Bản là một điều thần kỳ.
"Tôi hy vọng tác phẩm sẽ giúp kích thích trí tưởng tượng của mọi người, và rằng những ai nhìn thấy nó sẽ cảm thấy không điều gì là không thể".
Về lý do tại sao nhóm chọn hình thức biểu đạt kỳ lạ này, trang web Masayume cho biết: “Những cái đầu khổng lồ này, là khuôn mặt của một người thực sự tồn tại, sẽ được nhìn từ nhiều khía cạnh thông qua các phương tiện truyền thông đại chúng và xã hội. Và khuôn mặt này sẽ nhìn lại chúng ta từ bầu trời của đại dịch, như thể muốn nói rằng chúng ta phải tự hỗ trợ mình trong hoàn cảnh hiện tại. Nó sẽ đối mặt với khoảng thời gian khó khăn và cần phải cố gắng này. Nhìn về phía trước đến thời điểm khi chúng ta khám phá ra điều gì đó. Và dự án của chúng tôi muốn tiếp tục chia sẻ trí tưởng tượng, bất kể điều gì đang xảy ra.”
Trúc Chi (t/h)