Sửng sốt 'siêu Trái đất' mới quay quanh Proxima Centauri

Các nhà thiên văn học phát hiện một ứng cử viên ngoại hành tinh khác quay quanh 'hàng xóm' Proxima Centauri. 'Siêu Trái đất' này bằng một nửa so với sao Hải Vương và quỹ đạo của nó gấp khoảng 1,5 lần quỹ đạo Trái đất.

Năm 2016, các nhà thiên văn học phát hiện một hành tinh quay quanh Proxima Centauri (PC), ngôi sao gần nhất với Mặt trời của chúng ta.

Hành tinh được ví như "siêu Trái đất" đó được đặt tên là Proxima c, được nhận định có thể ở được, và vào thời điểm đó, có suy đoán rằng chúng ta có thể gửi một nhà thám hiểm robot đến đó chỉ trong vài thập kỷ.

Ngoại hành tinh mới này bằng khoảng một nửa so với Sao Hải Vương và quỹ đạo của nó gấp khoảng 1,5 lần quỹ đạo Trái đất. Nhiệt độ của nó là khoảng --200 C, nó không có bầu khí quyển.

 Nguồn ảnh: Popular Mechanics

Nguồn ảnh: Popular Mechanics

Việc tìm thấy Proxima c vẫn còn đáng ngạc nhiên, bởi vì sự hiện diện của nó thách thức các phỏng đoán của chúng ta về cách siêu Trái đất hình thành và phát triển.

Tác giả chính của nghiên cứu này là Mario Damasso từ Đài quan sát vật lý thiên văn INAF ở Torino, Ý. Nghiên cứu có tiêu đề "Một ứng cử viên hành tinh có khối lượng thấp quay quanh Proxima Centauri ở khoảng cách 1,5 AU." Nó được xuất bản vào ngày 15/1/ 2020.

Sự tồn tại của Proxima c là có vấn đề. Nó nằm trong số các hành tinh siêu Trái đất quay xung quanh các ngôi sao có khối lượng thấp được phát hiện bởi vận tốc hướng tâm, Proxima c cũng ở khoảng cách xa nhất so với ngôi sao chủ của nó với đường băng quỹ đạo cỡ 0,15 AU.

Các tác giả dự đoán rằng, Proxima c đã bị đuổi khỏi vị trí ban đầu gần ngôi sao chủ hơn do một số bất ổn".

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Huỳnh Dũng (theo Space)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/sung-sot-sieu-trai-dat-moi-quay-quanh-proxima-centauri-1332648.html