Sửng sốt xác cá hiếm lạ dạt vào bờ nước Mỹ

Loài cá hiếm lạ này có tên là ragfish, sống ở độ sâu 1500m dưới đáy biển, chết dạt vào bờ biển Alaska, Mỹ.

Mới đây, cư dân xung quanh khu vực một bến tàu ở thành phố Gustavus, Alaska, Mỹ sửng sốt khi phát hiện một xác cá dài gần 2m chết dạt vào bờ. Đặc biệt ở chỗ xác cá này là một xác cá hiếm lạ, cực kỳ khó bắt gặp trong tự nhiên.

Mới đây, cư dân xung quanh khu vực một bến tàu ở thành phố Gustavus, Alaska, Mỹ sửng sốt khi phát hiện một xác cá dài gần 2m chết dạt vào bờ. Đặc biệt ở chỗ xác cá này là một xác cá hiếm lạ, cực kỳ khó bắt gặp trong tự nhiên.

Con cá được Jeff Jarvis, một người công nhân bốc dỡ địa phương phát hiện. Khi mới nhìn thấy, Jeff đã nghĩ rằng đây chỉ là xác cá bơn bình thường chứ không nghĩ rằng đây là một xác cá ragfish quý hiếm. Theo một nhà tự nhiên, động vật học địa phương, đây là trường hợp bắt gặp cá ragfish lần thứ 2 được ghi nhận trong 40 năm qua.

Con cá được Jeff Jarvis, một người công nhân bốc dỡ địa phương phát hiện. Khi mới nhìn thấy, Jeff đã nghĩ rằng đây chỉ là xác cá bơn bình thường chứ không nghĩ rằng đây là một xác cá ragfish quý hiếm. Theo một nhà tự nhiên, động vật học địa phương, đây là trường hợp bắt gặp cá ragfish lần thứ 2 được ghi nhận trong 40 năm qua.

Cách đây khoảng một năm, xác một loài cá quý hiếm này cũng dạt vào vùng vịnh Glacier, khiến nhiều người bất ngờ.

Sở dĩ người dân vô cùng sửng sốt vì cá ragfish là một loài cá sinh sống ở độ sâu từ 1200m đến 1500m, con người rất hiếm khi bắt gặp được loài cá này. Việc cá ragfish chết dạt vào bờ làm dấy lên nhiều nghi vấn về xáo trộn hệ sinh thái dưới đáy biển.

Sở dĩ người dân vô cùng sửng sốt vì cá ragfish là một loài cá sinh sống ở độ sâu từ 1200m đến 1500m, con người rất hiếm khi bắt gặp được loài cá này. Việc cá ragfish chết dạt vào bờ làm dấy lên nhiều nghi vấn về xáo trộn hệ sinh thái dưới đáy biển.

Trong quá trình đánh bắt cá cũng đã từng có một vài người đánh được loài cá quý hiếm này.

Trong quá trình đánh bắt cá cũng đã từng có một vài người đánh được loài cá quý hiếm này.

Cá ragfish thuộc lớp cá vây tia, có tên khoa học làIcosteus aenigmaticus, nó cũng là đại diện duy nhất của họ cá Icosteidae. Được tìm thấy ở khắp các vùng biển thuộc Thái Bình Dương, cá ragfish nổi tiếng với thân hình mềm mại. Nhiều người ví chúng như một miếng giẻ lau vì thân hình "không xương" của mình.

Cá ragfish thuộc lớp cá vây tia, có tên khoa học làIcosteus aenigmaticus, nó cũng là đại diện duy nhất của họ cá Icosteidae. Được tìm thấy ở khắp các vùng biển thuộc Thái Bình Dương, cá ragfish nổi tiếng với thân hình mềm mại. Nhiều người ví chúng như một miếng giẻ lau vì thân hình "không xương" của mình.

Ragfish có một bộ xương sụn độc đáo, chúng trải qua quá trình biến đổi kỳ lạ khi trưởng thành và lão hóa trong đó vây bụng biến mất, vây dọc sống lưng thu nhỏ lại. Thức ăn của loài cá này là mực, cá nhỏ, bạch tuộc, sứa và là con mồi của cá nhà táng.

Ragfish có một bộ xương sụn độc đáo, chúng trải qua quá trình biến đổi kỳ lạ khi trưởng thành và lão hóa trong đó vây bụng biến mất, vây dọc sống lưng thu nhỏ lại. Thức ăn của loài cá này là mực, cá nhỏ, bạch tuộc, sứa và là con mồi của cá nhà táng.

Theo Đinh Ngân/Kiến thức

Nguồn Doanh Nghiệp: http://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/sung-sot-xac-ca-hiem-la-dat-vao-bo-nuoc-my/20190913062540898