Súng trường CKC là loại súng trường bán tự động, sử dụng đạn cỡ 7,62x39 mm tương tự với tiểu liên AK - 47 và do Nga thiết kế. Súng CKC lần đầu xuất trận vào cuối Thế chiến II (1945).
CKC có trọng lượng nhẹ hơn với hộp tiếp đạn nhiều gấp đôi mẫu Mosin-Nagant. Dù có khả năng vận hành tốt, tuy nhiên CKC lại gặp số phận "hẩm hiu" khi cùng lúc đó Liên Xô lại quyết định đưa tiểu liên AK - 47 vào biên chế.
Súng trường Mosin-Nagant là mẫu hỏa khí từ thời Sa hoàng. Mặc dù vậy, nó vẫn có thiết kế đi trước thời đại với hộp tiếp đạn 5 viên liên tiếp thay vì hải nạp đạn thủ công mỗi lần khai hỏa, giúp gia tăng hỏa lực đáng kể. Tuy nhiên, mẫu súng trường này lại rất nặng và có độ giật tương đối lớn.
Súng trường CKC là phiên bản cải tiến của khẩu AVS-36, một trong những súng trường bán tự động đầu tiên trên thế giới. Mặc dù AVS-36 có hộp tiếp đạn nhiều hơn Mosin-Nagant, nhưng do sử dụng đạn 7,62x54mm nên độ giật rất lớn.
Khi Thế chiến II nổ ra, Nga đã phải phát triển một mẫu súng trường có tầm bắn vừa phải, với trọng lượng nhẹ hơn để có thể chiến đấu lâu hơn. Và như thế, súng trường CKC đã ra đời.
Bởi CKC sử dụng đạn 7.62x39mm nên sẽ có trượng lượng nhẹ hơn, độ giật thấp hơn và có thể mang gấp đôi lượng đạn. Sở dĩ CKC có thể mang tới 10 viên đạn là do thiết kế sử dụng kẹp thay vì hộp tiếp đạn như các súng trường khác cùng thời.
Súng CKC vẫn giữ lại một số thiết kế của Mosin-Nagant như việc gắn lưỡi lê vào dưới nòng súng, và sẽ bật ra khi sử dụng. Tuy nhiên phần lưỡi lê lại khá cồng kềnh trong thực chiến, và làm tăng trọng lượng súng lên đáng kể.
Nhìn chung, CKC là một phiên bản tốt hơn nhiều so với Mosin-Nagan. CKC dễ sản xuất hàng loạt, độ bền cao, hoạt động ổn định và có trọng lượng vừa phải. Tuy nhiên CKC vẫn không thể bắn liên thanh và có kích thước lớn với độ dài hơn 1m.
Mặc dù được đánh giá là một cải tiến đáng kể, nhưng CKC lại không được đưa vào biên chế chính thức, do sự xuất hiện của AK-47 với các ưu thế vượt trội. Vì vậy, CKC không hề được trang bị cho các lực lượng nòng cốt của Quân đội Liên Xô.
Dù không được sử dụng rộng rãi, CKC vẫn tiếp tục được sản xuất hàng loạt dành cho các lực lượng tuyến sau. Ngoài ra, CKC cũng được chuyển giao công nghệ sản xuất tới các nước đồng minh thân thiết của Nga như Trung Quốc.
Trung Quốc sau đó đã sản xuất súng CKC với số lượng lớn nhằm trang bị cho cả lực lượng nội đia và các nước đồng minh khác. Tại Việt Nam, súng CKC là khí tài được trang bị cho các đơn vị chủ lực kháng chiến chống Mỹ và cả các lực lượng dân tự vệ tuyến sau.
Ngày nay, CKC vẫn có một vị trí nhất định trên thị trường dân sự, được sử dụng cho mục đích đi săn hoặc sưu tầm. Do độ phổ thông và giá hợp lý, CKC được nhiều người chơi súng tìm mua, dù không thể gắn phụ kiện như ông ngắm hoặc đèn laser.
Súng trường CKC vẫn được đánh giá là một bước tiến lớn so với các phiên bản tiền nhiệm, đặc biệt là so với mẫu Mosin-Nagant lâu đời, tạo nên sự thay đổi trong lực sử của hỏa khí.
Với trọng lượng giảm đáng kể và hộp tiếp đạn với số lượng gấp đôi so với súng tiền nhiệm, đáng lẽ CKC đã có một vị trí sáng giá hơn trong lực lượng vũ trang. Tuy nhiên, sự ra đời của AK-47 đã khiến CKC mất đi vị trí của mình trước khi kịp tỏa sáng trong thực chiến.
Hoàng Anh (tổng hợp)