Syria còn cách nào để ngăn Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập không phận?

'Bất kỳ máy bay nào vi phạm không phận Syria sẽ được coi là máy bay của kẻ thù và phải được ngăn chặn và bắn hạ', tuyên bố của Quân đội Syria là như vậy, nhưng họ làm cách nào để ngăn chặn không quân Thổ Nhĩ Kỳ thâm nhập không phận?

Theo các thông tin từ Syria và Thổ Nhĩ Kỳ, trong trận chiến đấu phòng không vào ngày 1 tháng 3, lực lượng phòng không của chính phủ Syria đã bắn hạ 6 UAV của Thổ Nhĩ Kỳ hỗ trợ các lực lượng phiến quân tại tỉnh Idlib của Syria, bao gồm cả loại Anka cỡ trung.

Không quân Thổ Nhĩ Kỳ cũng liên tục xuất kích, máy bay chiến đấu F-16 đã bắn hạ 2 cường kích mặt đất Su-24 và một máy bay chiến đấu hạng nhẹ L-39 của Quân đội chính phủ Syria. Trang web của Bộ Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ cũng thừa nhận, trước khi bị bắn hạ, máy bay chiến đấu của Syria đã phá hủy hai vị trí phòng không của Thổ Nhĩ Kỳ.

Đồng thời, Quân đội chính phủ Syria tuyên bố rằng, không phận trên vùng tây bắc Syria, đặc biệt là tỉnh Idlib đã bị đóng cửa. Bất kỳ máy bay nào vi phạm không phận Syria sẽ bị coi là máy bay của kẻ thù và phải bị bắn hạ.

Đồng thời, Quân đội chính phủ Syria tuyên bố rằng, không phận trên vùng tây bắc Syria, đặc biệt là tỉnh Idlib đã bị đóng cửa. Bất kỳ máy bay nào vi phạm không phận Syria sẽ bị coi là máy bay của kẻ thù và phải bị bắn hạ.

Từ việc Nga tránh giao chiến trực tiếp với Thổ Nhĩ Kỳ để tránh tình hình phức tạp và căng thẳng leo thang; vì vậy tuyên bố đóng cửa không phận của Quân đội Syria chỉ có thể dựa vào lực lượng không quân và phòng không mặt đất còn lại của Quân đội chính phủ Syria.

Hiện tại, không quân Syria vẫn còn một số máy bay được mua của Liên Xô trước đây như MiG-29, MiG-23 và MiG-21. Trong số đó, MiG-29 và MiG-23 có thể là mối đe dọa đối với máy bay chiến đấu F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ.

Máy loại máy bay chiến đấu khác còn lại là cường kích tấn công mặt đất như Su-24, Su-25 và máy bay hạng nhẹ L-39, chủ yếu dùng để huấn luyện phi công quân sự, khi cần thiết có thể dùng làm máy bay tấn công mặt đất; về mặt lý thuyết, những loại máy bay này đều có khả năng tự vệ nhất định, nhưng chúng không thể có cơ hội chiến thắng trước chiến đấu cơ F-16.

Cuộc nội chiến ở Syria đã gây ra một nửa tổn thất cho lực lượng không quân của chính họ và số lượng máy bay còn lại của Không quân Syria, chủ yếu dùng cho nhiệm vụ tiến công mục tiêu mặt đất; khó có thể sử dụng vào nhiệm vụ tiêm kích đánh chặn theo đúng nghĩa.

Có nguồn tin dấu tên cho biết, Nga đã giúp Syria nâng cấp một số máy bay tiêm kích MiG-29; mặc dù vai trò tính năng của nó còn hạn chế, nhưng MiG-29 vẫn gây ra mối đe dọa nhất định đối với máy bay chiến đấu F-16.

Khi lệnh cấm vận vũ khí với Syria được thực hiện, khó khăn lớn nhất đối với Không quân Syria là vấn đề không chiến tầm trung. Do không còn những máy bay đánh chặn đúng nghĩa, Không quân Syria đã phải tuần tra không phận bằng máy bay ném bom Su-24, chờ cơ hội hạ gục máy bay chiến đấu F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ.

Những thông tin chi tiết về việc Thổ Nhĩ Kỳ hạ máy bay ném bom Su-24 của Không quân Syria lần này vẫn chưa thực sự rõ ràng. Tuy nhiên, với diện tích nhỏ của tỉnh Idlib, F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ thừa khả năng bắn hạ máy bay Su-24 của Không quân Syria bằng tên lửa không đối không tầm trung AIM-120 mà không cần bay vào lãnh thổ Syria.

Tương tự, để bắn hạ máy bay chiến đấu F-16, cũng cần phải sử dụng tên lửa không đối không tầm trung. Tuy nhiên, tại thời điểm này, không quân Syria chỉ có các loại tên lửa tầm ngắn AA-7 và AA-10; đây không phải là tên lửa không đối không tầm trung hiệu quả, nên khó có khả năng bắn hạ F-16.

Gánh nặng bảo vệ không phận của Syria hiện chỉ có thể trông chờ vào lực lượng phòng không mặt đất, nhưng với lực lượng hiện tại, điều này cũng rất khó khăn, khi các hệ thống phòng không mặt đất cũng bị phá hủy, hao hụt trong cuộc nội chiến.

Hiện tại, hệ thống phòng không tầm thấp hiện đại nhất của Syria gồm một số hệ thống phòng không tự hành Pantsir-S1; ngoài ra còn có pháo phòng không tự hành ZSU-23-4 và tên lửa phòng không cầm tay. Với những vũ khí này, khó có thể tấn công máy bay F-16 ở khoảng cách xa, và chỉ có thể bắn hạ UAV.

Để ngăn chặn được máy bay chiến đấu của Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập không phận, hiện tại Quân đội Syria chỉ còn tên lửa phòng không tầm trung Buk-M1, hiện đang làm nhiệm vụ bảo vệ không phận ở thủ đô Damascus; chỉ bằng cách đưa tên lửa Buk lên phía trước chiến tuyến Idlib, mới có thể ngăn chặn được chiến đấu cơ của Thổ Nhĩ Kỳ xâm nhập không phận.

Video Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ hai máy bay Syria - Nguồn: Sputnik Vietnam

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/syria-con-cach-nao-de-ngan-tho-nhi-ky-xam-nhap-khong-phan-1349917.html