Tác dụng của nước diệp lục đối với sức khỏe
Đạt hơn nửa tỷ lượt xem trên tiktok đầu 2023, loại đồ uống này tốt cho sức khỏe như thế nào?
Có thể nói rằng "nước diệp lục" đang là một trong những xu hướng được nhiều người lựa chọn vì nghĩ rằng tốt cho sức khỏe nhất hiện nay. Trên thực tế, "#chlorophyll" đã có hơn 550,7 triệu lượt xem trên TikTok và có những video nhận được tới 3,4 triệu lượt thích. Trên Pinterest, người ta tìm kiếm từ khóa "nước diệp lục" (Chlorophyll Water) tawng 35% so với năm 2022.
Liệu nước diệp lục có thật sự đem lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe?
Nước diệp lục là gì?
Chất diệp lục là một hợp chất tự nhiên được tìm thấy trong thực vật có thực hiện quang hợp. Còn nước diệp lục là một chất bổ sung được tạo ra từ hợp chất đồng bán tổng hợp thu được từ chất diệp lục được gọi là chlorophyllin.
Các nguồn diệp lục tự nhiên có nhiều nhất trong các loại rau xanh như rau bina, rau cải xoăn và đậu xanh. Bạn sẽ nhận được nhiều chất diệp lục nếu ăn nhiều rau, nhưng không phải ai cũng thích ăn rau, vì thế mà nước diệp lục có thể hữu ích.
Tác dụng của nước diệp lục đối với sức khỏe
Tăng cường chống oxy hóa
Chất diệp lục được biết là có đặc tính chống oxy hóa tốt. Ngoài lợi ích tiềm năng đối với làn da thì theo Tạp chí Antioxidants do Thư viện y khoa Hoa Kỳ xuất bản (1), đặc tính chống oxy hóa của chất diệp lục có thể trì hoãn các tổn thương tế bào oxy hóa do các gốc tự do gây ra.
Các gốc tự do là sản phẩm của các phản ứng xảy ra khi bạn tiêu thụ các thực phẩm kém lành mạnh hay tiếp xúc với khói thuốc lá. Mặc dù bản chất các gốc tự do vốn không xấy nhưng các phân tử này có đặc tính không ổn định nên có thể thúc đẩy quá trình lão hóa diễn ra nhanh hơn và tăng nguy cơ mắc các bệnh mãn tính cao hơn khi tổn thương tế bào oxy hóa nếu không được cân bằng nhờ các chất chống oxy hóa.
Hay nói cách khác, sự cân bằng giữa các chất chống oxy hóa và các gốc tự do giúp kiểm soát cơ thể bạn được khỏe mạnh và ngăn ngừa nhiều bệnh tật do gốc tự do gây ra.
Tác dụng đối với làn da
Một trong những điểm mạnh về công dụng của nước diệp lục đối với cơ thể chính là giúp làn da của bạn khỏe mạnh từ trong ra ngoài. Đây cũng chính là lý do khiến loại nước này lọt top tìm kiếm với thứ hạn cao trên các mạng xã hội như TikTok.
Tác dụng chống oxy hóa và kháng khuẩn của nước diệp lục khiến nó trở thành nguồn dinh dưỡng giúp làn da được "giải khát" tuyệt vời. Các chất chống oxy hóa hoạt động trong cơ thể để giảm và loại bỏ các độc tố có hại cũng như stress oxy hóa do gốc tự do gây ra.
Về lâu dài các tác động tiêu cực do gốc tự do này sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe tổng thể như đã nói bên trên. Nhưng tác động của chúng với làn da thường ít khi được nhắc đến. Thực tế thì làn da đặc biệt dễ bị tổn thương và lão hóa hơn biểu hiện qua nếp nhăn, mảng da khô,...
Một tác dụng cũng được nhắc đến của nước diệp lục với làn da chính là tính kháng khuẩn - nói cách khác là khả năng tiêu diệt một số vi khuẩn giúp giảm mụn trứng cá. Ngoài ra, tác dụng chống viêm cũng sẽ hỗ trợ giảm viêm trên da - nguyên nhân khiến làn da của bạn bị chảy xệ và xuất hiện nếp nhắn khi không được xử lý.
Khử mùi cơ thể
Thật thú vị là chất diệp lục có thể hoạt động như một chất khử mùi cơ thể hoàn toàn tự nhiên ở một số người khi uống nước diệp lục.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Khoa học đời sống (2) cho thấy rằng việc tiêu thụ chlorophyllin hàng ngày ở dạng hòa tan trong nước đã giúp những người bị hội chứng mùi cá (Trimethylaminuria) (là hội chứng di truyền hiếm gặp, hiện tại trên thế giới có khoảng 600 người mắc bệnh. Nguyên nhân là do rối loạn chuyển hóa, thường gặp nhiều hơn ở nữ giới) tăng nồng độ TMAO (trimethylamine N-oxide) - giúp giảm sự hiện diện của mùi tanh vật lý ở họ.
Đối với tuyên bố liên quan tới việc cholorophyllin giúp giảm hơi thở có mùi thì có rất ít bằng chứng để chứng minh điều đó.
Các tác dụng khác cần thêm nghiên cứu chứng minh
- Chống ung thư
Ngoài các công dụng của nước diệp lục kể trên thì diệp lục được chỉ ra trong một số nghiên cứu trên động vật là có khả năng chống ung thư.
Chỉ một nghiên cứu rất nhỏ với sự tham gia của 4 tình nguyện viên được công bố trên Tạp chí nghiên cứu Phòng chống ung thư (3) đã kết luận rằng chất diệp lục có thể có khả năng hạn chế hợp chất gây ung thư aflatoxin. Tuy nhiên, tại thời điểm này, các nghiên cứu đầy hứa hẹn khác liên quan đến tác động của chất diệp lục đối với bệnh ung thư chủ yếu bắt nguồn từ các nghiên cứu trên động vật.
Ví dụ, một nghiên cứu trên Food and Chemical Toxicology (4) phát hiện ra rằng chất diệp lục có thể làm giảm các khối u ở dạ dày và gan ở cá hồi. Trong khi một nghiên cứu khác được công bố trên Oxidative Medicine and Cellular Longevity (5) phát hiện ra rằng sắc tố từ diệp lục có thể làm giảm các tế bào ung thư tuyến tụy ở chuột.
Mặc dù ý nghĩa của nghiên cứu này là khá tích cực nhưng bởi vì đây là những nghiên cứu trên động vật, nên vẫn chưa rõ liệu chất diệp lục có thể có tác dụng tương tự đối với con người hay không.
- Giảm cân
Một trong những quảng cáo phổ biến nhất về chất diệp lục là giảm cân. Tuy nhiên các nghiên cứu về tác dụng này còn rất hạn chế.
Một nghiên cứu năm 2014 (6) với sự tham gia của 38 phụ nữ đã phát hiện ra rằng những người bổ sử dụng chất bổ sung màng thực vật màu xanh, trong đó có chất diệp lục một lần mỗi ngày đã giảm cân nhiều hơn so với nhóm không dùng chất bổ sung.
Các nhà nghiên cứu cũng cho rằng chất bổ sung làm giảm mức cholesterol xấu. Tuy nhiên vẫn chưa rõ cơ chế đằng sau những phát hiện này là gì và liệu rằng có mối quan hệ nào tới chất diệp lục hay không.
Rủi ro
Có một số rủi ro có thể xảy ra khi bạn bổ sung chất diệp lục không đúng cách, có thể là các vấn đề về tiêu hóa, tiêu chảy, đại tiện phân xanh, vàng hoặc đen dễ nhầm lẫn với xuất huyết tiêu hóa.
Đối với phụ nữ có thai và đang cho con bú thì các nhà nghiên cứu chưa nghiên cứu về tác dụng của việc sử dụng chất diệp lục trên các đối tượng này. Vì thế, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Nhìn chung thì nước diệp lục có thể mang lại một số lợi ích sức khỏe cho cơ thể và là cách thuận tiện để bổ sung diệp lục nhưng các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyên rằng ăn rau hàng ngày là cách tốt nhất để tận dụng lợi ích của chất diệp lục cho cơ thể.
Nguồn: Eatthis, Notthat