Tác hại của việc nặn mụn không đúng cách

Tự nặn mụn sai cách có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng cho da bạn.

Nặn mụn đầu đen ở mũi bằng chanh và mật ong - Ảnh minh họa: Internet

Nặn mụn đầu đen ở mũi bằng chanh và mật ong - Ảnh minh họa: Internet

Để lại sẹo rỗ, sẹo lõm

Da tại vùng mũi rất mỏng nên nếu bạn gây tổn thương cho da bằng những dụng cụ nặn mụn không đảm bảo vệ sinh thì sẽ tạo ra những vết thâm, rỗ, lõm trên da.

Ảnh hưởng đến dây thần kinh

Ở mũi và miệng có rất nhiều dây thần kinh trung tâm ảnh hưởng đến nhiều giác quan của bạn. Việc nặn mụn gây cảm giác đau đớn, khó chịu khi da bị ép và đẩy mụn lên, ép lượng dầu ở vùng da quanh mụn làm tăng khả năng lan vi khuẩn sang các vùng khác.

Làm nhiễm trùng máu

Khi dùng làm những công cụ nặn có đầu nhọn có thể gây ra những vết thương hở cho da. Nên không nặn mụn đúng cách, không khử trùng các dụng cụ nặn mụn thì vi khuẩn rất dễ xâm nhập vào da, gây nhiễm trùng máu. Nhiễm trùng máu rất nguy hiểm nếu bị biến chứng nặng hoặc các bệnh truyền nhiễm.

Kích thích mọc mụn mới

Trên tờ Allure, bác sĩ da liễu Sejal Shah cho rằng vi khuẩn, chất dầu và nhân trong mụn trứng cá sau khi nặn có thể lây lan. Hơn nữa, nổi mụn thường do việc chạm tay lên mặt. Trừ khi tay bạn sạch, vi khuẩn và các chất bẩn có thể lan tới các lỗ chân lông sạch.

Để lại vết thâm

Tình trạng này gọi là tăng sắc tố sau viêm, xảy ra khi vùng da tối phát triển trên bề mặt của một nốt mụn đã lành. Người với da sậm màu thường gặp vấn đề này với mức độ nghiêm trọng hơn. Tăng sắc tố có thể mất vài tháng hoặc thậm chí nhiều năm để phai dần và hạn chế nặn mụn không phải lúc nào cũng khiến tình trạng này giảm. Tuy nhiên, khả năng bị thâm trên da ít hơn khi bạn không nặn mụn và để chúng tự lành.

Cách nặn mụn an toàn tại nhà

Mật ong và chanh: Mật ong và chanh là hai nguyên liệu thiên nhiên được xem là thần dược trong việc làm đẹp của chị em phụ nữ. Mật ong có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn và dưỡng ẩm. Chanh chứa nhiều axit tự nhiên giúp tẩy tế bào chết và trị mụn đầu đen hiệu quả. Hai chất này kết hợp với nhau sẽ giúp bạn trị tận gốc mụn đầu đen mà không sợ tái phát.

Bạn lấy lòng trắng trứng gà và 2 muỗng mật ong để vào một cái bát và khuấy đều hỗn hợp. Sau đó thoa lên mũi chờ trong 15 phút rồi rửa mặt sạch. Cách này không chỉ giúp bạn trị mụn đầu đen ở mũi mà còn giúp bạn có làn da sáng hơn, trẻ trung hơn.

Đắp khoai tây: Trong khoai tây có các chất dưỡng ẩm da và có khả năng hút các chất bẩn trong lỗ chân lông. Bạn chỉ cần cắt khoai tây thành những lát mỏng rồi đắp lên mặt. Khoai tây sẽ giúp bạn trị mụn đầu đen tận gốc và không để lại sẹo hay vết thâm.

Xông hơi: Bạn đun một nồi nước sôi, thêm trà xanh vào để diệt khuẩn mụn đầu đen. Sau đó, trùm khăn tắm rồi đưa mặt vào gần nồi đang bốc hơi. Hơi nước nóng sẽ làm giãn nở lỗ chân lông, tinh chất trà xanh sẽ đi sâu vào lỗ chân lông để làm sạch bã nhờn và diệt khuẩn gây mụn. Để tránh bị phỏng da mặt, bạn chỉ xông khoảng 10 phút là được.

Với những phương pháp nặn mụn đầu đen ở mũi trên, bạn có thể áp dụng để loại bỏ những đốm mụn ra khỏi mũi, lấy lại làn da đẹp và rạng ngời.

Hà Anh (t/h)

Nguồn Một Thế Giới: https://motthegioi.vn/phai-dep-c-86/lam-dep-c-148/tac-hai-cua-viec-nan-mun-khong-dung-cach-129197.html