Trải nghiệm cùng Pơ Kơ

Dưới chân cầu Đak Pơ Kơ nối liền hai bờ sông Pơ Kơ có một bến thuyền của ngư dân huyện Kông Chro (tỉnh Gia Lai). Bà con rủ nhau về đây để đánh bắt những loài cá quý đang được xem là đặc sản của vùng phía Đông tỉnh như: cá chình, cá đá, cá lúi… Người thì bám trụ với dòng Pơ Kơ mưu sinh nghề chài lưới, người đánh cá để cải thiện bữa cơm gia đình và cũng có người bắt cá để giải khuây lúc nông nhàn.

Sử thi của người Bar Na ở Gia Lai

Sử thi của người Bar Na được người dân gọi là hơmon, là hình thức sinh hoạt dân gian lưu truyền theo cách hát kể truyền khẩu từ thế hệ này qua thế hệ khác.

Vấn nạn tự tử trong đồng bào dân tộc thiểu số gây nhiều hệ lụy

Vấn nạn tự tử trong cộng đồng dân tộc thiểu số (DTTS) đã và đang trở thành một hiện tượng xã hội, để lại những hệ lụy, tác động tiêu cực đến đời sống xã hội, làm ảnh hưởng đến các giá trị văn hóa truyền thống.

Triển khai chương trình 'Một triệu ly sữa' tại Kông Chro

Sáng 1-6, tại Trường Tiểu học và THCS Lê Hồng Phong (xã Ya Ma), Sở Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với Tỉnh Đoàn và Hội Bảo trợ người khuyết tật và Bảo vệ quyền trẻ em tỉnh tổ chức chương trình 'Một triệu ly sữa' giai đoạn 2 cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn tại huyện Kông Chro. Chương trình có sự tham gia của gần 600 em học sinh mầm non, tiểu học và THCS trên địa bàn xã Ya Ma.

Tuổi trẻ Kông Chro làm theo lời Bác

Học tập và làm theo Bác, nhiều thanh niên dân tộc Bahnar ở huyện Kông Chro đã nỗ lực vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao và có nhiều việc làm thiết thực hướng về cộng đồng.

VietinBank: Hạt gạo nghĩa tình

Nhằm chung tay hỗ trợ người có hoàn cảnh khó khăn bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, Công đoàn Ngân hàng Thương mại cổ phần Công thương Việt Nam (VietinBank) đang triển khai thực hiện chương trình 'Ngân hàng gạo nghĩa tình' quy mô 26.000 suất gạo tại các chi nhánh tỉnh, thành phố, trong đó có Gia Lai.

Cồng chiêng hòa nhịp cùng lễ hội Cầu Huê

Chiều ngày 28-1 (nhằm ngày Mùng 4 Tết Canh Tý) thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai tổ chức chương trình biểu diễn cồng chiêng đường phố. Đây là hoạt động nằm trong chuỗi sự kiện của lễ hội Cầu Huê năm 2020.

Trăn trở với Kông Chro

Lần nào xuống huyện Kông Chro mà gặp bạn bè, quanh quất rồi cũng quay lại chuyện nghèo. Một lần, tôi đã hỏi một vị lãnh đạo xã: 'Bao giờ thì xã mình thoát nghèo?', anh buồn bã lắc đầu: 'Ô, không tính được đâu'. Một vị cán bộ huyện cũng từng thổ lộ: 'Làm kinh tế ở huyện thì thật khó'. Cũng có ý kiến lạc quan hơn: 'Ít ra cũng phải 1, 2 thế hệ nữa'. Ý rằng phải đợi thế hệ đang được học hành bây giờ trưởng thành, chứ với đa số người dân nơi đây, cái tâm lý ngại khó, ngại cái mới dường như đã ăn sâu thành cội rễ.

Thanh niên Ya Ma say mê cồng chiêng

Nhờ sự quan tâm, khuyến khích, động viên của cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc bảo vệ, lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, thanh niên xã Ya Ma (huyện Kông Chro) đã say mê tìm hiểu, học hỏi những bài chiêng của dân tộc mình.

Kông Chro: Kết nghĩa để xây dựng nông thôn mới

Xác định xây dựng nông thôn mới (NTM) là nhiệm vụ trọng tâm, huyện Kông Chro đã huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở để hỗ trợ các làng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) đẩy nhanh tiến độ thực hiện các tiêu chí NTM, trong đó, công tác kết nghĩa được đặc biệt chú trọng.

Trên ngọn núi cao trong chốn rừng xanh: Những câu chuyện hơn cả nỗi buồn

Mặc dù thấy việc tự tử của người đồng bào đến từ những điều không đáng, nhưng thật khó để xác định đúng chính xác nguyên nhân để gọi tên 'quy luật tự tử'.

Trên ngọn núi cao trong chốn rừng xanh: Những câu chuyện hơn cả nỗi buồn

Mặc dù thấy việc tự tử của người đồng bào đến từ những điều không đáng, nhưng thật khó để xác định đúng chính xác nguyên nhân để gọi tên 'quy luật tự tử'.

Thể thao nơi làng xa

Ở các làng của xã Ya Ma (huyện Kông Chro), mỗi đứa trẻ sinh ra đã sẵn tình yêu lẫn năng khiếu với các môn thể thao truyền thống. Niềm yêu thích tự nhiên ấy giúp thanh thiếu nhi sinh ra trong những ngôi làng Bahnar trở thành những vận động viên xuất sắc mỗi khi có dịp thi thố.Những trò chơi 'tìm về nguồn'Chiều hè nắng rát nhưng dưới bóng mát của gốc si già trước sân nhà văn hóa làng Tờ Nùng 1 vẫn đông kín trẻ con. Một lúc sau, nhiều thanh niên cũng kéo tới, mang theo các dụng cụ để tổ chức trò chơi cho thiếu nhi. Hôm nay có buổi sinh hoạt hè cho các em trong làng. Không khí trở nên sôi nổi khi trò chơi của các em bắt đầu. Từng tràng cười của khán giả rộ lên khi xem trò chơi đẩy gậy-một trò chơi dân gian truyền thống của người Bahnar. Khán giả vây thành 1 vòng tròn lớn, giữa là 2 nhân vật chính ở 2 đầu gậy so tài xem ai mạnh hơn, khéo hơn.

Kông Chro: Đầu tư xây dựng trường lớp phục vụ năm học mới

Để kịp thời phục vụ năm học 2019-2020, huyện Kông Chro đang tích cực đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho các đơn vị trường học.Trường Tiểu học và THCS Lê Hồng Phong (xã Ya Ma) được xây dựng cách đây khoảng 20 năm. Cả 2 cấp học hơn 420 học sinh nhưng nhà trường chỉ có 11 phòng học. Đáng nói là trường không có phòng bộ môn, không có nhà vệ sinh và các công trình phụ khác. Thậm chí, nhà hiệu bộ cũng phải trưng dụng từ một phòng học. Thầy Hồ Thanh Diệp-Phó Hiệu trưởng nhà trường-cho biết: 'Học sinh tiểu học tại đây chủ yếu là đồng bào dân tộc thiểu số nên cần được phụ đạo, nghĩa là học 2 buổi/ngày nhưng không đủ phòng. Được sự quan tâm của huyện, năm nay, nhà trường được đầu tư xây dựng thêm phòng học để đáp ứng nhu cầu dạy và học'.