Những ngày gần đây, người dân ở 'xóm phao' ven sông Hồng (Hà Nội) đã trở về để dọn dẹp nhà cửa sau khi nước lũ rút.
Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ.
Nhằm đảm bảo an toàn trước bão số 4, người dân tại đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) được khuyến cáo không đi ra đường.
Trong đợt bão lũ vừa qua, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Ninh Bình bị ngập lụt, chia cắt trong nhiều ngày. Thời điểm này, ngay khi nước bắt đầu rút, các địa phương đã nhanh chóng tập trung khắc phục hậu quả mưa lũ, dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường để sớm ổn định cuộc sống.
Trước tình hình áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, từ 0h sáng 19/9, Quảng Bình và Quảng Trị đã cấm hoàn toàn tàu thuyền ra khơi.
Sau những ngày ngập mênh mông, đến nay nước ở xã Nam Cường cơ bản đã rút, trục đường chính qua xã đã di chuyển được bằng các phương tiện ô tô, xe máy. Đến ngày 17/9, những hộ dân cuối cùng đã có thể trở về nhà.
Cơn bão số 3 đi qua để lại những nỗi đau quá lớn cho bà con Làng Nủ ở Lào Cai. Lũ quét không chỉ lấy đi nhà cửa mà còn lấy đi người cha, người mẹ, người con của nhiều gia đình.
Cơn bão số 3 hoành hành, nhiều tỉnh miền Bắc chìm trong biển nước. Sau mưa bão, hàng trăm người đã ra đi mãi mãi, có những gia đình bơ vơ không còn nhà cửa, phải sống tạm bợ. Cuộc sống của họ bị đảo lộn, mọi thứ trở nên vô cùng gian khổ, khó khăn. Vậy nhưng giữa những đổ nát, hoang lạnh đó có một thứ mà mưa bão không thể cuốn trôi đó là tình người, là lòng nhân ái của người dân Việt Nam.
Người dân ven biển tại tỉnh Quảng Bình khẩn trương giằng chống nhà cửa, gia cố mái tôn bằng bao cát, tích trữ lương thực để ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão. Ngư dân còn thuê xe cẩu để đưa tàu thuyền lên bờ tránh mưa bão.
Trước nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp của áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 4, người dân thành phố Đà Nẵng chủ động chèn chống nhà cửa để đảm bảo an toàn.
Theo dự báo, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông sau khi mạnh lên thành bão số 4 sẽ ảnh hưởng trực tiếp khu vực các tỉnh miền Trung. Nhiều tỉnh thành yêu cầu người dân gia cố nhà cửa, cấm biển, gọi tàu thuyền vào bờ.
Trong thời gian gần đây, huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum liên tục hứng chịu nhiều trận động đất lớn, nhỏ gây ra nỗi lo lắng và bất an cho hàng nghìn người dân sống tại khu vực này. Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, huyện Kon Plông đã có gần 300 trận động đất được ghi nhận, có trận đạt tới cường độ 4,7 độ Richter, làm nứt toác nhà cửa, công trình xây dựng, đe dọa cuộc sống bình yên của người dân.
Trong ngày 18-9, các địa phươn tại Hà Tĩnh, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế đã huy động lực lượng hỗ trợ bà con khắc phục hậu quả thiệt hại nhà cửa do lốc xoáy gây ra, cũng như triển khai các biện pháp ứng phó với mưa lũ sắp tới.
Trong vòng một tuần qua, thành phố lớn nhất bang phía Tây và lớn thứ 4 của Đức chứng kiến thêm một vụ nổ tại khu vực trung tâm và chỉ cách vụ nổ trước vài trăm mét.
Nhằm khắc phục hậu quả của cơn bão số 3, các đơn vị, địa phương ở Hòa Bình huy động lực lượng xung kích tại cơ sở với gần 8.900 thành viên tham gia ứng phó thiên tai, giúp người dân sơ tán, khôi phục nhà cửa… Trong mất mát vì thiên tai đã sáng ngời tình đồng bào tương thân, tương ái.
Rút kinh nghiệm nhiều mùa bão trước, dân miền Trung tranh thủ đưa tàu thuyền lên bờ, lo chằng chống nhà cửa từ rất sớm, có nơi còn làm công việc cách đây vài hôm.
Theo bản tin phát chiều 18/9 của Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hòa Bình, do tác động của áp thấp nhiệt đới/bão, ngày 19/9, trên địa bàn tỉnh có gió mạnh cấp 3. Dự báo gió mạnh có thể gây tốc mái, hư hại nhà cửa, làm gãy đổ cây cối, ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp và cơ sở hạ tầng.
Chủ động ứng phó với áp thấp nhiệt đới có thể mạnh lên thành bão số 4, lực lượng Bộ đội Biên phòng tỉnh Quảng Trị đã hỗ trợ người dân neo đậu tàu thuyền, giằng chống nhà cửa.
Trong đợt 1, báo Pháp Luật TP.HCM sẽ trích 800 triệu đồng để hỗ trợ gia đình có người thiệt mạng, nhà cửa bị hư hỏng nặng nề và những tấm gương dũng cảm cứu giúp người bị nạn.
Để ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão số 4, lực lượng biên phòng tỉnh Quảng Trị đã ra quân phối hợp với chính quyền địa phương hỗ trợ người dân gia cố nhà cửa.
Trước diễn biến phức tạp của áp thấp nhiệt đới, ngay trong ngày 18/9, Quảng Trị và Quảng Bình đã triển khai nhiều giải pháp ứng phó. Từ 0h ngày 19/9, cả hai địa phương này sẽ cấm hoàn toàn tàu thuyền ra khơi.
Sáng 18 – 9, Câu lạc bộ lữ hành Unesco Hà Nội phối hợp với Ủy ban MTTQ huyện Na Hang, Chiêm Hóa đã trao 63 triệu đồng cho 21 hộ gia đình của 2 huyện bị thiệt hại do mưa lũ.
Để ứng phó với áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, các chiến sĩ Bộ đội Biên phòng tại huyện đảo Cồn Cỏ (Quảng Trị) tiến hành hỗ trợ người dân chằng chống nhà cửa, cắt tỉa cây xanh, đưa tàu thuyền vào nơi neo đậu an toàn.
Người dân các tỉnh miền Trung khẩn trương chằng chống nhà cửa, neo đậu tàu thuyền an toàn trước áp thấp nhiệt đới.
Trận gió lốc vào rạng sáng 18/9 đã khiến 3 ngôi nhà ở xã Bình Hải (Bình Sơn) bị tốc mái, hư hỏng nặng.
Những ngày qua, mưa lớn sau bão số 3 và nước từ thượng nguồn dồn về đã khiến một số địa phương ở Ninh Bình bị ngập lụt, chia cắt trong nhiều ngày. Ngay khi nước bắt đầu rút, các địa phương đã nhanh chóng dọn dẹp nhà cửa, vệ sinh môi trường để sớm ổn định cuộc sống.
Ngay sau khi lốc xoáy xảy ra, chính quyền địa phương đã huy động lực lượng tại chỗ nhanh chóng khắc phục, lợp lại nhà cửa, mái che và các công trình hư hại khác giúp các hộ dân ổn định tình hình.
Chiều 17/9, đồng chí Nguyễn Đăng Bình, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Kạn và đoàn công tác đi kiểm tra một số điểm sạt lở do bão số 3 gây ra tại các xã Mai Lạp, Tân Sơn, huyện Chợ Mới.
MB giảm lãi suất cho vay đến 1% so với hiện hành cho các khách hàng cá nhân từ nay đến hết 31/12/2024 với đa dạng các mục đích cho vay như xây dựng sửa chữa nhà cửa, trang bị nội thất...
Nước đã rút, trời đã tạnh ráo mấy ngày nay, nên nhiều người dân bắt đầu quay trở lại dọn dẹp nhà cửa, khắc phục hậu quả sau trận mưa lũ kỉ lục ở miền Bắc. Lớp bùn dày, đặc quánh tồn đọng trong nhà khiến ai nấy đều rất vất vả trong việc dọn dẹp, rửa trôi. Nhìn những hình ảnh trong clip dưới đây mới thấy, bà con phải cần thêm nhiều ngày nữa mới có thể dọn dẹp hết bùn lũ, khắc phục hậu quả và ổn định lại cuộc sống sau đợt mưa bão khủng khiếp vừa qua.
Hậu quả bão số 3 gây ra cho các tỉnh phía Bắc rất nặng nề. Số người chết và mất tích; nhà cửa sập đổ, hư hỏng, ngập lụt; hạ tầng cơ sở bị phá hủy; tài sản của Nhà nước và nhân dân đều thiệt hại ở mức lớn chưa từng có do thiên tai. Vượt lên thảm cảnh, điều lớn lao và đáng quý là ý chí và nghị lực của đồng bào ta, nhất là người dân vùng bị bão lũ, bên cạnh họ là sự chung tay của cả nước.
Ngày 17/9, thời tiết nắng ráo đang ủng hộ các lực lượng chức năng trong công tác hỗ trợ người dân tại khu vực chợ Phúc Khánh, thôn Đồng Mòng, xã Phúc Khánh (huyện Bảo Yên, Lào Cai) rửa, dọn nhà cửa, đường phố, dần đưa cuộc sống trở lại sau những ngày mưa bão.
Tranh thủ khi nước lũ rút, người dân tại khu phố Ngọc Bồ, thị trấn Kim Tân, huyện Thạch Thành, Thanh Hóa đang tích cực dọn dẹp nhà cửa, ổn định cuộc sống.
Rạng sáng 10/9/2024, nước lũ trên sông Chảy chảy xiết, dâng cao khiến nhiều nhà ven sông thuộc xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai bị hư hỏng nặng. Các hộ kinh doanh hai bên đường của tuyến Quốc lộ 70 bị ngập nước khoảng 4m khiến hầu hết bị thiệt hại nặng về tài sản. Sau khi nước rút, đến chiều 17/9, lực lượng chức năng cùng người dân vẫn đang tích cực dọn dẹp bùn đất, vệ sinh nhà cửa để sớm đưa cuộc sống trở lại thường nhật.
Công đoàn cơ quan Văn phòng UBND tỉnh Quảng Ninh trao hỗ trợ đột xuất đoàn viên công đoàn Nguyễn Thị Hương thuộc Công đoàn CSTV Nhà khách tỉnh Quảng Ninh bị thiệt hại do bão số 3.
Tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái, tình trạng ngập úng đã chấm dứt được vài ngày nay nhưng để lại là bùn đất khắp nơi, từ mọi vật dụng trong nhà ra đến ngoài đường. Việc dọn rửa nhà cửa đang được hàng nghìn hộ khẩn trương thực hiện để sớm ổn định cuộc sống sau ngập lụt. Cũng chính vì thế, việc cung cấp nước sạch gặp khó khăn bởi lượng nước tiêu thụ tăng cao.
Lực lượng chức năng tỉnh Lào Cai đang khẩn trương huy động máy móc, nhân lực, vật tư, thiết bị để xây dựng nơi ở tạm cho người dân thôn Làng Nủ (xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên).
Cơn bão số 3 đi qua, để lại cho nhiều địa phương trên địa bàn các tỉnh phía Bắc những thiệt hại nặng nề về con người, nhà cửa và tài sản của người dân. Trong bối cảnh đó, mùa trung thu năm nay, tại ngôi trường nhỏ ở Mộc Châu đã quyết định không tổ chức hội trăng rằm, mà dành kinh phí để tặng quà cho các bạn học sinh khó khăn, với những hoạt động đầy ý nghĩa nhân văn.
Sáng 17/9, Hội Chữ thập đỏ (CTĐ) tỉnh trao quà cho 190 hộ dân tại xóm Lũng Luông, xã Vũ Nông (Nguyên Bình) phải di dời nhà cửa khẩn cấp do ảnh hưởng của cơn bão số 3.
Sau khi nước sông Hồng rút, hơn 40 hộ dân ở xóm trọ nghèo dưới chân cầu Long Biên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) đã trở về nhà và gấp rút bắt tay vào dọn dẹp, vệ sinh nhà cửa.
Cơn bão số 3 đổ bộ vào các tỉnh phía Bắc nước ta, để lại hậu quả hết sức nặng nề. Đã có hàng trăm người chết, mất tích; hàng nghìn người bị thương, mất nhà cửa. Nhiều người dân đang là tỉ phú trở thành trắng tay; nhiều bản làng trong chốc lát bị xóa sổ, tang tóc bủa vây... Thiệt hại về kinh tế thống kê bước đầu lên đến hàng trăm nghìn tỉ đồng.
Tại thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái tình trạng ngập úng đã chấm dứt được vài ngày nay nhưng để lại là bùn đất khắp nơi, từ mọi vật dụng trong nhà ra đến ngoài đường. Việc dọn rửa nhà cửa đang được hàng nghìn hộ khẩn trương thực hiện để sớm ổn định cuộc sống sau ngập lụt. Cũng chính vì thế, việc cung cấp nước sạch gặp khó khăn bởi lượng nước tiêu thụ tăng cao.
Chính quyền Thượng Hải cho biết, mặc dù tâm bão Bebinca hiện đã rời thành phố miền đông Trung Quốc này nhưng địa phương đang phải vật lộn khắc phục những hậu quả nặng nề của bão để lại.