Tái hiện chợ quê tại di tích đền Kiếp Bạc ở Hải Dương

Chương trình khai mạc hoạt động 'chợ quê hội thu Kiếp Bạc 2024' diễn ra tại khu vực hồ sen Kiếp Bạc trong thời gian từ 3/9 - 2/10/2024 (1/8 - 30/8 âm lịch). Những hoạt động và không gian tại đây tái hiện một phần nét xưa, truyền thống của chợ hội Kiếp Bạc, nhắc nhớ về văn hóa truyền thống tốt đẹp của làng quê Việt.

Sáng 3/9, tại di tích Kiếp Bạc (xã Hưng Đạo, thành phố Chí Linh, tỉnh Hải Dương), Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc trang trọng tổ chức “chợ quê hội thu Kiếp Bạc 2024”.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, lãnh đạo Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cùng các đại biểu đến tham quan, trải nghiệm các gian hàng và sản phẩm tại chợ quê.

Lãnh đạo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Hải Dương, lãnh đạo Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cùng các đại biểu đến tham quan, trải nghiệm các gian hàng và sản phẩm tại chợ quê.

Sự kiện được tổ chức trong không khí hân hoan chào đón lễ hội truyền thống mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc năm 2024 và chờ đón Khu di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc trở thành di sản thế giới.

Du khách đến trải nghiệm và mua sản phẩm.

Du khách đến trải nghiệm và mua sản phẩm.

Bà Nguyễn Thị Thùy Liên, Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc cho biết, chợ quê từ lâu đã trở thành hình ảnh rất đỗi bình dị và quen thuộc trong cuộc sống thường ngày của người dân ở các vùng nông thôn nói chung và địa danh xã Hưng Đạo nói riêng.

Theo truyền thống mỗi khi có hội đền Kiếp Bạc thì hội chợ được tổ chức với phong phú các sản vật ở địa phương và các nơi hội tụ đến để giao thoa và phục vụ nhân dân cùng đông đảo khách thập phương từ mọi miền đất nước.

Trải nghiệm vẽ trên nón lá tại phiên chợ.

Trải nghiệm vẽ trên nón lá tại phiên chợ.

"Chợ hội luôn gắn liền với những phong tục tập quán, những nét đẹp văn hóa của hội đền Kiếp Bạc. Trải qua sự biến thiên của thời gian, chợ hội đền Kiếp Bạc bị mai một dần do chiến tranh, do công nghiệp hóa và thương mại hóa. Đến nay Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đang phục dựng dần lại chợ hội theo tính chất chợ hội xưa để đảm bảo gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa chợ hội trong lễ hội truyền thống", bà Nguyễn Thị Thùy Liên chia sẻ.

Hàng bán trầu cau, hoa lễ tại chợ.

Hàng bán trầu cau, hoa lễ tại chợ.

Bưởi, mít, cam… là những sản phẩm của người dân trong vùng Kiếp Bạc được đem đến phiên chợ để bán.

Bưởi, mít, cam… là những sản phẩm của người dân trong vùng Kiếp Bạc được đem đến phiên chợ để bán.

Chợ quê hội thu Kiếp Bạc được tổ chức nhằm giới thiệu quảng bá sản phẩm du lịch đặc trưng, xúc tiến du lịch và thương mại, thúc đẩy phát triển du lịch của di tích, của tỉnh và khu vực. Đồng thời tạo sự phong phú, đa dạng các hoạt động trong lễ hội nhằm phục vụ nhu cầu ngày càng cao của du khách về tham quan, trải nghiệm tại di tích.

Bên cạnh đó, tạo điều thuận lợi cho nhân dân địa phương tham gia các hoạt động phục vụ, tiêu thụ sản phẩm du lịch, đặc biệt là nông sản địa phương. Quy mô chợ quê phù hợp với không gian, cảnh quan di tích, đảm bảo an toàn, tiết kiệm. Hình thức và nội dung chợ quê đã tái hiện được một phần nét xưa, truyền thống của chợ hội Kiếp Bạc.

Sản phẩm bánh gai, bánh đậu xanh, giò, chả, bánh chưng… là những đặc sản của Hải Dương có hương vị riêng.

Sản phẩm bánh gai, bánh đậu xanh, giò, chả, bánh chưng… là những đặc sản của Hải Dương có hương vị riêng.

Vẽ trên nón lá đã được Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đưa vào trải nghiệm tại khu di tích một số năm gần đây.

Vẽ trên nón lá đã được Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đưa vào trải nghiệm tại khu di tích một số năm gần đây.

Tại chợ quê hội thu Kiếp Bạc 2024 này, các chủ thể được chế biến những món ăn truyền thống mang đậm đà hương vị quê hương; trang trí, trưng bày, trao đổi, mua bán với du khách thập phương các sản phẩm nông sản phong phú và đặc sắc ở địa phương.

Sản phẩm cốm, bỏng gạo.

Sản phẩm cốm, bỏng gạo.

Na, thanh long, khoai sọ cũng là một trong những đặc sản của vùng đất Chí Linh, Hải Dương.

Na, thanh long, khoai sọ cũng là một trong những đặc sản của vùng đất Chí Linh, Hải Dương.

Các chủ thể tham gia hoạt động chợ quê tuân thủ nội quy, quy định chung của Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường và đảm bảo các yếu tố văn minh, lịch sự, giữ gìn thuần phong mỹ tục của địa phương.

Đa dạng các sản phẩm OCOP, sản phẩm bánh trái, hoa quả được bày bán tại chợ quê, bên hồ sen Kiếp Bạc.

Đa dạng các sản phẩm OCOP, sản phẩm bánh trái, hoa quả được bày bán tại chợ quê, bên hồ sen Kiếp Bạc.

“Chợ quê hội thu Kiếp Bạc nằm trong chuỗi các hoạt động hội thu truyền thống Côn Sơn - Kiếp Bạc, tạo ra không gian hội chợ đậm đà bản sắc hội thu lành mạnh, bổ ích, văn minh, lịch sự qua đó bảo tồn và phát huy giá trị di tích, phát huy thế mạnh tiềm năng du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc”, Trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc Nguyễn Thị Thùy Liên cho biết thêm.

Đến với chợ quê, du khách còn được trực tiếp trải nghiệm, thưởng thức nghệ thuật pha trà và uống trà sen Kiếp Bạc - một trong những sản phẩm đặc trưng tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Đến với chợ quê, du khách còn được trực tiếp trải nghiệm, thưởng thức nghệ thuật pha trà và uống trà sen Kiếp Bạc - một trong những sản phẩm đặc trưng tại khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc.

Bà Hoàng Thanh Hằng, một du khách đến từ huyện Sóc Sơn (thành phố Hà Nội) cho biết, gia đình bà đi chơi dịp nghỉ lễ từ ngày mùng 2/9 đến hôm nay tại thành phố Chí Linh. “Sáng nay chúng tôi đến đền Kiếp Bạc dâng hương Đức Thánh Trần sau đó biết đến sự kiện chợ quê này. Đến đây trải nghiệm di tích linh thiêng với những cảnh quan đẹp, ghé qua chợ quê thấy không gian thật gần gũi với năm tháng thời còn trẻ của chúng tôi ở quê hương Sóc Sơn. Chúng tôi cũng đã chọn mua những đặc sản của Hải Dương và trà sen Kiếp Bạc để về dùng và biếu tặng. Hy vọng dịp lễ hội mùa thu Côn Sơn - Kiếp Bạc sắp tới chúng tôi sẽ quay trở lại đền Kiếp Bạc để trải nghiệm được nhiều hơn”.

Phùng Nguyện

Nguồn Mekong Asean: https://mekongasean.vn/tai-hien-cho-que-tai-di-tich-den-kiep-bac-o-hai-duong-33011.html