Chương trình nhằm mục đích phục dựng lại những giá trị truyền thống đã mai một từ xa xưa, đặc biệt là về các thủ tục cưới hỏi, vốn là sự kiện trọng đại của đời người ở bất kỳ giai đoạn lịch sử nào. Thông qua hoạt động này, du lịch Hà Nội quảng bá văn hóa Thủ đô tới du khách trong nước và quốc tế.
Ban Tổ chức đã phần nào tái hiện lại đám cưới cổ truyền như: Cô dâu ôm bó hoa cưới được làm bằng hoa lay ơn, quả tráp đựng đồ lễ cưới, bộ bàn ghế gỗ được phủ bằng vải con công do Trung Quốc sản xuất, âm nhạc cũng sử dụng những bài hát quốc tế thịnh hành thời kỳ đó.
Hình ảnh đoàn đón dâu của nhà trai được sắp xếp theo thứ tự ban bậc được ấn định từ trước. Đi đầu là ông bà, cha mẹ rồi đến chú rể và đội bê tráp ăn hỏi xin dâu, bạn bè người thân đi sau cùng.
Theo quan niệm xưa, tùy theo gia cảnh mà chú rể sẽ chuẩn bị 5,7 hay 9 tráp để cho lễ ăn hỏi.
Theo lệ xưa, gia đình khá giả tại Hà Nội khi tổ chức đám cưới, nhà trai sẽ chuẩn bị 9 tráp và lễ cưới được tổ chức qua 6 nghi lễ như dạm ngõ, ăn hỏi...
Họ nhà gái ra đón nhà trai sang làm lễ cưới.
Nhà gái với tạo hình đặc trưng của các cô gái những năm 80-90 với tóc tết bím 2 bên.
Gia đình hai bên gặp gỡ có cơi trầu để xin dâu.
Theo quan niệm xưa trong lễ cưới hỏi không thể thiếu tráp trầu cau.
Trong đám cưới xưa của người Hà Nội, nhân vật không thể thiếu là bà mối. Chàng trai nếu muốn tìm hiểu cô gái thì bắt buộc phải tìm tới bà mối để đánh tiếng.
Hình ảnh của một cô dâu những năm 80 của thế kỷ trước với áo cưới là áo dài cách điệu, khăn voan cùng với bó hoa lay ơn.
Nhà trai rước dâu bằng xích lô là một hình thức phổ biến của đám cưới xưa.
Cô dâu chú rể rạng rỡ hạnh phúc trong ngày chung đôi.
Lê Phú/Báo Tin Tức