Tai nạn đường sắt trên thế giới: Thương vong ngoài sức tưởng tượng
Trật bánh, chạy quá tốc độ, va chạm với tàu hỏa ngược chiều là nguyên nhân chủ yếu gây ra những vụ tai nạn đường sắt nghiêm trọng, khiến hàng trăm người thiệt mạng và bị thương.
Đức: Tai nạn đường sắt Eschede xảy ra ngày 3/6/1998, gần làng Eschede (thuộc quận Celle, bang Niedersachsen,
Đức). Tàu cao tốc bị trật bánh và đâm vào một cây cầu bắc qua sông, khiến 101 người chết và khoảng 100 người bị thương. Đây là thảm họa đường sắt cao tốc tồi tệ nhất trên thế giới. Ảnh: Reddit.
Sri Lanka: Ngày 26/12/2004, trận sóng thần ở Ấn Độ Dương làm lật bánh một đoàn tàu ở Sri Lanka, khiến hơn 1.700 người chết. Đây được coi là thảm họa đường sắt nghiêm trọng, có nhiều người thiệt hại nhất trong lịch sử. Đoàn tàu gặp nạn khi đang di chuyển từ Colombo đến phía nam thành phố Galle. Hầu hết tuyến đường sắt của chặng này đều ở gần bờ biển phía tây của Sri Lanka. Ảnh: AFP.
Iran: Tháng 2/2004, 48 toa xe lửa chở hóa chất và nhiên liệu bị trật bánh khỏi đường ray và phát nổ, làm ít nhất 295 người thiệt mạng và hàng trăm người bị thương. Hơn nữa, 5 ngôi làng bị san phẳng hoàn toàn. Ảnh: AP.
Nhật Bản: Ngày 25/4/2005, một đoàn tàu gồm 7 toa ở Tokyo, Nhật Bản bị trật bánh và đâm vào tòa nhà chung cư. Vào thời điểm xảy ra vụ tai nạn, khoảng 700 hành khách đang trên tàu, trong đó 106 người thiệt mạng và 562 người khác bị thương. Báo cáo tại hiện trường cho thấy khi rẽ vào khúc cua, lái tàu đã điều khiển vượt quá tốc độ cho phép 100 km/h. Ảnh: Japan Times.
Trung Quốc: Tháng 4/2008, một vụ tai nạn giữa tàu hỏa và tàu cao tốc đã xảy ra ở thành phố Truy Bác, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc khiến 70 người thiệt mạng và 416 người bị thương. Chiếc tàu cao tốc khởi hành từ Bắc Kinh, mang mã hiệu T195, bị trật bánh ở Truy Bác và đâm vào tàu 5034 đang di chuyển theo hướng ngược lại. Nhà chức trách cho biết tàu T195 đã chạy vượt quá tốc độ cho phép 131 km/h. Ảnh: AFP.
Ấn Độ: Hơn 150 hành khách thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương khi 14 toa tàu Patna-Indonre ở Ấn Độ bị lật khỏi đường ray. Vụ việc xảy ra hôm 20/11/2016 tại bang Uttar Pradesh, phía bắc
Ấn Độ. Ảnh: Reuters.