Tai nạn quá nhiều khiến Ấn Độ phải lấp đầy phi đội bằng cường kích Jaguar 'đồ cổ'

Không quân Ấn Độ phải mua lại các cường kích Jaguar mà Anh loại bỏ nhằm bù đắp lượng thiếu hụt trong các phi đội chiến đấu.

Không quân Ấn Độ mới đây cho biết họ muốn mua lại các cường kích Jaguar vừa được Không lực Hoàng gia Anh cho ngừng hoạt động, thông tin này do ấn phẩm The Tribune cung cấp.

Cụ thể, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đề nghị chính quyền Anh bán lại 9 máy bay chiến đấu Jaguar không còn phục vụ trong thành phần tác chiến, đi kèm với đó là toàn bộ phụ tùng thay thế cần thiết.

Cụ thể, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã đề nghị chính quyền Anh bán lại 9 máy bay chiến đấu Jaguar không còn phục vụ trong thành phần tác chiến, đi kèm với đó là toàn bộ phụ tùng thay thế cần thiết.

Phi đội trên bao gồm 5 chiếc cường kích một chỗ ngồi thuộc phiên bản Jaguar GR-1 cùng với 4 chiếc Jaguar T-2, đây là biến thể hai chỗ ngồi dùng cho mục đích huấn luyện, dự kiến số phụ tùng thay thế đi kèm sẽ bao gồm 150 hạng mục khác nhau.

Phi đội trên bao gồm 5 chiếc cường kích một chỗ ngồi thuộc phiên bản Jaguar GR-1 cùng với 4 chiếc Jaguar T-2, đây là biến thể hai chỗ ngồi dùng cho mục đích huấn luyện, dự kiến số phụ tùng thay thế đi kèm sẽ bao gồm 150 hạng mục khác nhau.

Thông tin sơ bộ cho biết, hợp đồng bán lại số máy bay chiến đấu cũ đã bị loại biên cũng như phụ tùng thay thế dư thừa đã được Cơ quan mua bán thiết bị quốc phòng Vương quốc Anh tạo điều kiện thuận lợi, bởi sẽ giúp họ tránh được chi phí lưu kho hay tháo dỡ.

Thông tin sơ bộ cho biết, hợp đồng bán lại số máy bay chiến đấu cũ đã bị loại biên cũng như phụ tùng thay thế dư thừa đã được Cơ quan mua bán thiết bị quốc phòng Vương quốc Anh tạo điều kiện thuận lợi, bởi sẽ giúp họ tránh được chi phí lưu kho hay tháo dỡ.

Sau khi thỏa thuận trên được hoàn tất, các máy bay chiến đấu này sẽ được điều động đến căn cứ không quân Ambala - nơi có sẵn hai phi đội cường kích Jaguar tại đây, đó là các đơn vị mang tên Tuskers và Bulls.

Sau khi thỏa thuận trên được hoàn tất, các máy bay chiến đấu này sẽ được điều động đến căn cứ không quân Ambala - nơi có sẵn hai phi đội cường kích Jaguar tại đây, đó là các đơn vị mang tên Tuskers và Bulls.

Đáng chú ý là trước đó kèm theo hợp đồng bán tiêm kích Rafale, Không quân Ấn Độ đã nhận được 31 chiếc Jaguar đã ngừng hoạt động cùng một số động cơ và lượng lớn phụ tùng thay thế cực kỳ cần thiết từ Pháp.

Đáng chú ý là trước đó kèm theo hợp đồng bán tiêm kích Rafale, Không quân Ấn Độ đã nhận được 31 chiếc Jaguar đã ngừng hoạt động cùng một số động cơ và lượng lớn phụ tùng thay thế cực kỳ cần thiết từ Pháp.

Các máy bay này đang được triển khai tại căn cứ không quân Gorakhpur, nơi cũng có hai phi đội Jaguar khác. Hầu hết số phi cơ "mới" sẽ đóng vai trò nguồn cung cấp phụ tùng, mục đích để phi đội có thể được duy trì ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu tối ưu.

Các máy bay này đang được triển khai tại căn cứ không quân Gorakhpur, nơi cũng có hai phi đội Jaguar khác. Hầu hết số phi cơ "mới" sẽ đóng vai trò nguồn cung cấp phụ tùng, mục đích để phi đội có thể được duy trì ở trạng thái sẵn sàng chiến đấu tối ưu.

Đây là bước đi vô cùng cần thiết bởi trong thời gian gần đây Không quân Ấn Độ vẫn liên tục đối diện tình trạng máy bay quân sự gặp sự cố khi huấn luyện, dẫn tới nhiều vụ tai nạn và làm hao hụt lực lượng chiến đấu.

Đây là bước đi vô cùng cần thiết bởi trong thời gian gần đây Không quân Ấn Độ vẫn liên tục đối diện tình trạng máy bay quân sự gặp sự cố khi huấn luyện, dẫn tới nhiều vụ tai nạn và làm hao hụt lực lượng chiến đấu.

Không quân Ấn Độ hiện có khoảng 115 chiếc Jaguar trong thành phần tác chiến, việc duy trì khả năng hoạt động của chúng là mối quan tâm lớn của New Delhi do tình trạng thiếu phụ tùng thay thế.

Không quân Ấn Độ hiện có khoảng 115 chiếc Jaguar trong thành phần tác chiến, việc duy trì khả năng hoạt động của chúng là mối quan tâm lớn của New Delhi do tình trạng thiếu phụ tùng thay thế.

Dự kiến trong thời gian sắp tới, phi đội Jaguar có thể được thay thế bởi tiêm kích đa năng nội địa Tejas khi quá trình sản xuất hàng loạt diễn ra đầy đủ, nhưng trước mắt thì vai trò của chúng vẫn rất quan trọng.

Dự kiến trong thời gian sắp tới, phi đội Jaguar có thể được thay thế bởi tiêm kích đa năng nội địa Tejas khi quá trình sản xuất hàng loạt diễn ra đầy đủ, nhưng trước mắt thì vai trò của chúng vẫn rất quan trọng.

Cường kích Jaguar đã ngừng sản xuất từ lâu và Ấn Độ hiện là nhà khai thác duy nhất của loại máy bay này, trong khi những quốc gia khác như Pháp, Anh, Oman, Nigeria và Ecuador đều đã loại biên từ lâu.

Cường kích Jaguar đã ngừng sản xuất từ lâu và Ấn Độ hiện là nhà khai thác duy nhất của loại máy bay này, trong khi những quốc gia khác như Pháp, Anh, Oman, Nigeria và Ecuador đều đã loại biên từ lâu.

Lực lượng Không quân Ấn Độ nhận được cường kích Jaguar vào năm 1979, khi 40 máy bay được nhập khẩu từ Anh, và sau đó công ty HAL của nước này sản xuất thêm 150 chiếc nữa theo giấy phép.

Lực lượng Không quân Ấn Độ nhận được cường kích Jaguar vào năm 1979, khi 40 máy bay được nhập khẩu từ Anh, và sau đó công ty HAL của nước này sản xuất thêm 150 chiếc nữa theo giấy phép.

Tuy ra đời đã lâu, nhưng với nâng cấp trong thời gian gần đây khi Ấn Độ mua tên lửa tầm xa từ Israel và trang bị bom thông minh do chính nước này sản xuất, khiến những chiếc cường kích vẫn đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh chiến trường hiện tại.

Tuy ra đời đã lâu, nhưng với nâng cấp trong thời gian gần đây khi Ấn Độ mua tên lửa tầm xa từ Israel và trang bị bom thông minh do chính nước này sản xuất, khiến những chiếc cường kích vẫn đáp ứng yêu cầu trong bối cảnh chiến trường hiện tại.

Một điều đáng nói nữa là nguyên mẫu Jaguar chính là tiền đề để Nhật Bản chế tạo chiến đấu cơ Mitsubishi F-1 nổi tiếng, từng một thời giữ vai trò xương sống của không quân nước này.

Một điều đáng nói nữa là nguyên mẫu Jaguar chính là tiền đề để Nhật Bản chế tạo chiến đấu cơ Mitsubishi F-1 nổi tiếng, từng một thời giữ vai trò xương sống của không quân nước này.

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tai-nan-qua-nhieu-khien-an-do-phai-lap-day-phi-doi-bang-cuong-kich-jaguar-do-co-post581239.antd