Tại sao cả Nga và Mỹ cùng 'bỏ cuộc' chạy đua vũ khí hạt nhân chiến thuật?

Nếu như vũ khí hạt nhân chiến lược được sử dụng như một đòn kết liễu mọi kẻ thù thì vũ khí hạt nhân chiến thuật có sức công phá ít hơn nhiều, có thể sử dụng rộng rãi như đạn pháo thông thường.

Khi mà vũ khí hạt nhân chiến lược không còn tạo ra được sự "bất đối xứng" trong cán cân quyền lực răn đe hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô trong quá khứ thì vũ khí hạt nhân chiến thuật đã được nghiên cứu và nhắc đến như một giải pháp sử dụng hạt nhân hiệu quả, ít nguy hiểm và phổ biến hơn. Nguồn ảnh: RB.

Khi mà vũ khí hạt nhân chiến lược không còn tạo ra được sự "bất đối xứng" trong cán cân quyền lực răn đe hạt nhân giữa Mỹ và Liên Xô trong quá khứ thì vũ khí hạt nhân chiến thuật đã được nghiên cứu và nhắc đến như một giải pháp sử dụng hạt nhân hiệu quả, ít nguy hiểm và phổ biến hơn. Nguồn ảnh: RB.

Về cơ bản, có thể hiểu vũ khí hạt nhân chiến thuật là "phiên bản thu nhỏ" của vũ khí hạt nhân chiến lược, hứa hẹn đưa sức mạnh hạt nhân xuống từng trung đội, có thể khai hỏa và tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ đâu như mọi loại vũ khí bộ binh khác. Nguồn ảnh: RB.

Về cơ bản, có thể hiểu vũ khí hạt nhân chiến thuật là "phiên bản thu nhỏ" của vũ khí hạt nhân chiến lược, hứa hẹn đưa sức mạnh hạt nhân xuống từng trung đội, có thể khai hỏa và tiêu diệt mục tiêu ở bất cứ đâu như mọi loại vũ khí bộ binh khác. Nguồn ảnh: RB.

Mỹ là quốc gia khởi nguồn cho ý tưởng đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật vào sử dụng khi đồng thời cho ra đời nhiều loại vũ khí hạt nhân có kích thước nhỏ, khả năng cơ động cao. Nguồn ảnh: RB.

Mỹ là quốc gia khởi nguồn cho ý tưởng đưa vũ khí hạt nhân chiến thuật vào sử dụng khi đồng thời cho ra đời nhiều loại vũ khí hạt nhân có kích thước nhỏ, khả năng cơ động cao. Nguồn ảnh: RB.

Cùng lúc ở Liên Xô, các nghiên cứu để tạo ra vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng được khởi động. Các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật đều chỉ có tầm bắn khoảng từ 5 tới 10 km - nghĩa là ngắn hơn nhiều so với tên lửa hạt nhân chiến lược. Nguồn ảnh: RB.

Cùng lúc ở Liên Xô, các nghiên cứu để tạo ra vũ khí hạt nhân chiến thuật cũng được khởi động. Các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật đều chỉ có tầm bắn khoảng từ 5 tới 10 km - nghĩa là ngắn hơn nhiều so với tên lửa hạt nhân chiến lược. Nguồn ảnh: RB.

Tầm bắn của vũ khí hạt nhân chiến thuật được thiết kế để có độ chính xác cao khi căn chỉnh theo phương pháp bắn thông thường (thời điểm này phương pháp dẫn đường thông minh chỉ tồn tại trên những tên lửa to lớn, cồng kềnh) nhưng phải đủ xa để đảm bảo an toàn cho kíp chiến đấu. Nguồn ảnh: RB.

Tầm bắn của vũ khí hạt nhân chiến thuật được thiết kế để có độ chính xác cao khi căn chỉnh theo phương pháp bắn thông thường (thời điểm này phương pháp dẫn đường thông minh chỉ tồn tại trên những tên lửa to lớn, cồng kềnh) nhưng phải đủ xa để đảm bảo an toàn cho kíp chiến đấu. Nguồn ảnh: RB.

Một loạt các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật đã được ra đời, trong đó bao gồm pháo hạt nhân, pháo phản lực hạt nhân, cối hạt nhân. Tất cả đều chỉ có sức công phá tương đương khoảng từ 10 tới 20 kiloton - nhỏ hơn nhiều so với một quả bom hạt nhân đích thực. Nguồn ảnh: RB.

Một loạt các loại vũ khí hạt nhân chiến thuật đã được ra đời, trong đó bao gồm pháo hạt nhân, pháo phản lực hạt nhân, cối hạt nhân. Tất cả đều chỉ có sức công phá tương đương khoảng từ 10 tới 20 kiloton - nhỏ hơn nhiều so với một quả bom hạt nhân đích thực. Nguồn ảnh: RB.

Tuy nhiên, việc phổ biến vũ khí hạt nhân một cách vô tội vạ khi đưa nó xuống mức chiến thuật là điều không ai muốn. Bản thân các cường quốc này cũng lo sợ một ngày, vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ nằm trong tay những kẻ khủng bố. Nguồn ảnh: RB.

Tuy nhiên, việc phổ biến vũ khí hạt nhân một cách vô tội vạ khi đưa nó xuống mức chiến thuật là điều không ai muốn. Bản thân các cường quốc này cũng lo sợ một ngày, vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ nằm trong tay những kẻ khủng bố. Nguồn ảnh: RB.

Chưa kể tới việc, sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức chiến tranh - nghĩa là thay vì đánh cho đối phương phải rút khỏi nơi đóng quân và sau đó quân ta tiến vào chiếm đóng, vũ khí hạt nhân sẽ phá tan khu vực đóng quân trong khi quân ta cũng không thể vào chiếm đóng được vì bụi phóng xạ. Nguồn ảnh: RB.

Chưa kể tới việc, sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ thay đổi hoàn toàn cách thức chiến tranh - nghĩa là thay vì đánh cho đối phương phải rút khỏi nơi đóng quân và sau đó quân ta tiến vào chiếm đóng, vũ khí hạt nhân sẽ phá tan khu vực đóng quân trong khi quân ta cũng không thể vào chiếm đóng được vì bụi phóng xạ. Nguồn ảnh: RB.

Để tránh một cuộc đua vũ khí hạt nhân chiến thuật vô ích trong tương lai, cả Mỹ và Liên Xô đã âm thầm rút dần loại vũ khí này ra khỏi biên chế, bản thân quân đội Pháp dù đã nghiên cứu thành công vũ khí hạt nhân chiến thuật, cũng sớm từ bỏ loại vũ khí này sau khi "nhìn mặt" hai ông lớn là Mỹ và Liên Xô. Nguồn ảnh: RB.

Để tránh một cuộc đua vũ khí hạt nhân chiến thuật vô ích trong tương lai, cả Mỹ và Liên Xô đã âm thầm rút dần loại vũ khí này ra khỏi biên chế, bản thân quân đội Pháp dù đã nghiên cứu thành công vũ khí hạt nhân chiến thuật, cũng sớm từ bỏ loại vũ khí này sau khi "nhìn mặt" hai ông lớn là Mỹ và Liên Xô. Nguồn ảnh: RB.

Tới nay, vũ khí hạt nhân chiến thuật đã không còn được nhắc tới nhiều, hạt nhân giờ đây chỉ đóng vai trò cung cấp năng lượng là chủ yếu. Tuy nhiên trong tương lai, khi căng thẳng và xung đột giữa nhiều quốc gia tiếp tục mở rộng, không loại trừ khả năng vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ quay trở lại. Nguồn ảnh: RB.

Tới nay, vũ khí hạt nhân chiến thuật đã không còn được nhắc tới nhiều, hạt nhân giờ đây chỉ đóng vai trò cung cấp năng lượng là chủ yếu. Tuy nhiên trong tương lai, khi căng thẳng và xung đột giữa nhiều quốc gia tiếp tục mở rộng, không loại trừ khả năng vũ khí hạt nhân chiến thuật sẽ quay trở lại. Nguồn ảnh: RB.

Mời độc giả xem Video: Kinh hãi cảnh tượng Mỹ thử nghiệm pháo hạt nhân.

Khắc Đôn

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-ca-nga-va-my-cung-bo-cuoc-chay-dua-vu-khi-hat-nhan-chien-thuat-1318600.html