Tại sao con người sợ nói về tình dục?

Theo nhà triết học Michel Foucault, trong nhiều thế kỷ trước đó, tình dục luôn bị kìm nén và ít được đưa ra thảo luận, điều này khiến mọi người sợ hãi khi nói về nó.

 MC Amanda Holden xuất hiện trong phim tài liệu Sex: A Bonkers History. Ảnh: The Guardian.

MC Amanda Holden xuất hiện trong phim tài liệu Sex: A Bonkers History. Ảnh: The Guardian.

Nhà khoa học Michel Foucault viết trong tập một thuộc bộ ba tác phẩm Lịch sử tính dục, những ý tưởng hành động khám phá tính dục, tìm hiểu bản thân với biểu hiện là tình dục bị xem là điên rồ, sự sỉ nhục.

Do đó con người gắn cho nó một "nỗi sợ đáng kính". Tâm lý đó khiến nhiều người sợ hãi khi nói về tình dục. Tuy nhiên Foucault lập luận rằng tình dục là một phần của hành trình khám phá bản thân và nó nên được thảo luận dưới lăng kính khoa học.

Tình dục đã bị kìm nén

Trong cuốn Khát khao được biết (tập một của bộ ba tác phẩm Lịch sử tính dục), Foucault bắt đầu bằng việc phản bác quan điểm phổ biến rằng xã hội hiện đại đã kìm nén tình dục. Ông lập luận rằng, thay vì bị kìm nén, tình dục đã trở thành đối tượng của sự chú ý đặc biệt và thậm chí là sự ám ảnh. Tình dục được hiểu như một thứ cấm kị và không thể được giải phóng nếu không có sự cho phép.

Trong khảo sát của Foucault, khái niệm tình dục không được hiểu như một biểu hiện để khám phá tính dục. Nó chỉ được gắn với những khái niệm cụ thể khác như sinh sản hay cơ thể con người trong giải phẫu. Đây là lí do chính khiến nghiên cứu về tình dục bị o bế trong khuôn khổ y học.

 Chân dung Michel Foucalt. Ảnh: starv.

Chân dung Michel Foucalt. Ảnh: starv.

“Tình dục có thể hoạt động như một biểu hiện duy nhất và như cái được biểu hiện phổ quát. Hơn nữa, bằng cách thể hiện mình theo một cách thống nhất, như giải phẫu và phi giải phẫu, như chức năng và tiềm năng, như bản năng và ý nghĩa, nó có thể đánh dấu đường ranh tiếp xúc giữa hiểu biết về tính dục của con người và khoa học sinh học về sinh sản. Do đó, nó không thực sự vay mượn bất cứ thứ gì từ các ngành khoa học này”, nhà triết học Michel Foucault viết trong phần một của bộ ba Lịch sử tính dục.

Lý giải về nguồn gốc của sai lầm này, nhà khoa học Michel Foucault cho rằng quyền lực không chỉ đơn thuần là một công cụ để kìm nén hay kiểm soát, mà còn là một cách để sản sinh ra kiến thức. Trong trường hợp của tình dục, quyền lực không chỉ kiểm soát hành vi tình dục mà còn định hình cách mà con người hiểu về bản thân mình và người khác. Ông sử dụng khái niệm "khoa học về tình dục" (scientia sexualis) để mô tả cách mà các thể chế như y học và tâm lý học đã tạo ra những diễn ngôn về tình dục, từ đó định nghĩa và kiểm soát nó.

Chính vì sợ hiểu sai, sợ hãi, con người từ lâu đã rụt rè khi nói về vấn đề tình dục. Chủ đề này mới chỉ được "nhấc ra khỏi bóng tối" trong chưa đầy hai thế kỷ, so với chiều dài lịch sử của các khái niệm khác, nó còn quá non trẻ.

Nhìn về tình dục một cách khoa học

Tác giả của Giám sát và Trừng phạt cũng nhận thấy rằng từ thế kỷ 18 trở đi, có một sự gia tăng đáng kể trong việc thảo luận về tình dục, không chỉ trong y học và khoa học, mà còn trong các lĩnh vực như tôn giáo, pháp luật và giáo dục. Nhà khoa học Foucault cho rằng chính sự gia tăng này là một hình thức quyền lực mới, nơi mà tình dục được giám sát, phân loại và kiểm soát.

Trong tác phẩm, nhà khoa học Michel Foucault khuyến khích việc nhìn nhận tình dục qua lăng kính của kỷ luật và quyền lực để từ đó mọi người có thể thấy khả năng của nó thách thức và phá vỡ các cấu trúc quyền lực hiện tại.

Ông tin rằng việc thảo luận về tình dục có thể mở ra những khả năng mới cho sự tự do cá nhân và xã hội. Thay vì xem tình dục như một vấn đề cần được giải quyết hay kiểm soát, Foucault thấy nó như một lĩnh vực tiềm năng để khám phá và sáng tạo, nơi mà những giới hạn của kiến thức có thể bị thách thức và tái định nghĩa.

 Cuốn Khát khao được biết (tập một của bộ ba tác phẩm Lịch sử tính dục). Ảnh: Nhã Nam.

Cuốn Khát khao được biết (tập một của bộ ba tác phẩm Lịch sử tính dục). Ảnh: Nhã Nam.

“Có lẽ một ngày nào đó người ta sẽ thắc mắc về điều này. Họ sẽ không thể hiểu làm sao mà một nền văn minh có ý định phát triển các công cụ sản xuất và hủy diệt khổng lồ lại có thời gian và kiên nhẫn vô hạn để điều tra với sự lo lắng đến thế về thực trạng của tình dục; người ta có lẽ sẽ mỉm cười khi nhớ rằng đây là những người - tức là chúng ta - những người tin rằng ở đó chứa đựng một chân lý quý giá đến từng chút một, như cái chân lý mà họ đã đòi hỏi từ Trái đất”, tác giả Michel Foucault viết.

Michel Foucault, một trong những nhà triết học và lý thuyết xã hội hàng đầu của thế kỷ 20, đã tạo nên bộ ba tác phẩm Lịch sử tính dục, một công trình nghiên cứu sâu rộng về sự phát triển và kiểm soát của tình dục trong xã hội phương Tây. Bộ ba này bao gồm ba cuốn sách chính: The Will to Knowledge, The Use of Pleasure The Care of the Self. Mỗi cuốn đều mang lại một góc nhìn sâu sắc và phong phú về cách mà tình dục được hiểu và quản lý qua các thời kỳ lịch sử. Trong đó, phần một bộ ba này đã được xuất bản tạ Việt Nam.

Đức Huy

Nguồn Znews: https://znews.vn/tai-sao-con-nguoi-so-noi-ve-tinh-duc-post1485770.html