Tại sao con người và nhiều loài động vật lại vươn vai?
Đằng sau hành động tưởng chừng đơn giản này là gì? Tại sao cơ thể khiến chúng ta vươn vai khi ngáp ngay cả khi chúng ta tỉnh táo?
Hành động vươn vai không chủ ý trong khi ngáp được gọi là hiện tượng "dễ lây lan" ở người. Tuy nhiên, hành vi này không chỉ xuất hiện ở con người. Nó đã được quan sát thấy ở nhiều loài khác nhau, đặc biệt là trong quá trình chuyển đổi từ thời kỳ hoạt động thấp sang hoạt động cao.
"Hầu như tất cả các loài động vật có xương sống đều ngáp", Olivier Walusinski đã viết vào năm 2006. Ông nói thêm rằng hành vi như vậy có thể được quan sát thấy ở trẻ sơ sinh từ 12 tuần tuổi và "có thể không thay đổi trong suốt cuộc đời".
Một bài báo khác được công bố trên tạp chí Khoa học thần kinh & Đánh giá hành vi sinh học thảo luận về nguồn gốc có thể có từ các kiểu ngủ của động vật có vú trong trạng thái thức, phơi nắng...
Các tác giả viết: "Hành vi sau khi tắm nắng luôn bắt đầu bằng việc khám phá môi trường xung quanh một cách thụ động. Hành vi này bao gồm việc chuyển động cúi đầu, quét mắt, ưỡn người lên và áp dụng các tư thế căng cơ".
Vì vậy, hành vi ngáp và vươn vai không chỉ được thấy rộng rãi trong thế giới động vật, chúng còn có thể là những hành vi rất rất cổ xưa. Vì vậy, chắc chắn việc thực hiện hành vi này là có mục đích nhất định.
Mặc dù cho tới nay, mục đích cụ thể này là gì thì giới khoa học vẫn chưa khám phá ra, những vẫn có những những giả thuyết được nhiều người công nhận liên quan đến nó.
Ngủ là một khả năng rất thụ động. Tuy nhiên, cơ thể chúng ta được tạo ra để di chuyển, và một thời gian dài không hoạt có thể sẽ khiến chúng ta buồn ngủ theo một nghĩa nào đó.
Giãn cơ là cách bộ não của chúng ta kiểm tra xem tất cả các cơ có còn hoạt động bình thường hay không đồng thời nhắc nhở chúng ta rằng đã đến lúc bắt đầu làm việc.
Ngoài việc tăng cường cơ bắp, vươn vai còn mang lại sự chuyển đổi nhẹ nhàng từ trạng thái ngủ sang trạng thái thức cho phần còn lại của cơ thể.
Vào ban ngày, chất lỏng trong cơ thể có xu hướng tích tụ ở chân. Vào ban đêm, chúng ta thường nằm xuống - ví dụ như ở tư thế nằm ngửa - trọng lực sẽ kéo các chất lỏng này về phía cột sống, thân, cổ hoặc đầu. Theo đó hành động vươn vai sẽ giúp chúng ta nhẹ nhàng đẩy những chất lỏng này trở lại vị trí thông thường của chúng. Có thể biện pháp này được thiết kế để ngăn ngừa sự tích tụ chất lỏng làm tổn thương cơ bắp trong quá trình hoạt động.
Nó cũng giúp giải quyết tình trạng cứng hoặc căng cơ và khớp của bạn do dành thời gian dài ở một tư thế. Về lâu dài, điều này giúp duy trì phạm vi di chuyển rộng rãi ngay cả khi chúng ta không tham gia vào các hoạt động như vậy.
Sự phân tán có thể là một cách nhanh chóng để đưa cơ thể chúng ta thoát khỏi trạng thái ngủ REM (khi hoạt động vận động bị ức chế) và chuyển sang trạng thái sẵn sàng, để chúng ta có thể phản ứng với mọi nguy hiểm - giống như loài bò sát sau khi tắm nắng.
Hành vi vươn vai cũng giúp cải thiện lưu lượng máu và giảm căng thẳng bằng cách khởi động hệ thống thần kinh đối giao cảm (PNS) - nhánh của hệ thống thần kinh xử lý hoạt động không tự nguyện như kiểm soát nhịp tim, chức năng nội tiết hoặc tiêu hóa.
Do đó, hành vi nay sẽ tăng tốc tất cả các quy trình nền giúp bạn tỉnh táo và minh mẫn. Mức độ chuyển động cũng làm tăng nhịp tim của bạn - đẩy máu đến các cơ ở tứ chi.
Vươn vai cũng mang đến cho não cơ hội hiệu chỉnh lại sự giao tiếp của nó với các cơ cho các nhiệm vụ khác nhau và cho não biết mức độ căng cơ có thể chịu một cách an toàn.
Cuối cùng, vươn vai mang lại cảm giác dễ chịu vì đó là một trong những điều giúp chúng ta thỏa mãn nhu cầu cân bằng nội môi.
Nguồn: Animalia; Unbelievable; ZME