Tại sao không nên ăn thịt bò vào buổi tối?
Thịt bò rất nhiều dinh dưỡng và đạm, nhưng nó được xếp vào nhóm thịt đỏ và không nên ăn nhiều.
Thịt bò chứa nhiều chất gì rất có lợi cho sức khỏe?
Canxi
Sắt
Tinh bột
Thạc sĩ, bác sĩ Dzoãn Thị Tường Vi, nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng, Bệnh viện 198, cho biết thịt bò là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, đặc biệt là vitamin B6, B12, sắt, magne, kẽm, kali... Trong đó, sắt rất có lợi cho sức khỏe bởi nó vận chuyển oxy tới cơ bắp thông qua các tế bào máu đỏ, giúp cho cơ thể cảm thấy tràn đầy năng lượng. Ngoài ra, sắt khống chế chặt chẽ lượng đường trong máu, giúp ngăn chặn mức đường trong máu tăng cao.
Không nên ăn thịt bò vào thời điểm nào trong ngày?
Buổi sáng
Buổi trưa
Buổi tối
Bác sĩ Tường Vi khuyến cáo bạn không nên ăn thịt bò vào buổi tối.
Cơ quan nào bị ảnh hưởng khi bạn thường xuyên ăn thịt bò vào bữa tối?
Phổi
Dạ dày
Gan
Lượng sắt dồi dào có trong thịt bò sẽ đi vào cơ thể và “ép” gan hoạt động nhiều, trong khi gan lúc này đang có nhu cầu nghỉ ngơi. Điều đó sẽ gây nhiễu đồng hồ sinh học của gan, lượng đường trong máu tăng bất thường. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên, cơ thể sẽ phải đứng trước nguy cơ bị đái tháo đường và nhiều loại bệnh mạn tính khác.
Ăn nhiều thịt đỏ không tốt với:
Người bị bệnh viêm đường hô hấp
Người mắc bệnh ngoài da
Người mắc bệnh rối loạn chuyển hóa
Bác sĩ Tường Vi cho hay không phải thịt đỏ có hại với tất cả. Chúng chỉ không tốt đối với một số bệnh rối loạn về chuyển hóa hay còn gọi là hội chứng chuyển hóa, trong đó bao gồm đái tháo đường, thừa cân béo phì, rối loạn mỡ máu, gout.
Không nên ăn thịt bò cùng:
Thủy hải sản
Rau bina
Các loại đỗ, trái cây sấy khô
Thịt bò và thủy hải sản không nên kết hợp với nhau vì thành phần dinh dưỡng có thể gây phản ứng. Thịt bò chứa nhiều photpho, rất cần cho việc hình thành xương, trong thủy sản rất giàu canxi và magie. Vì vậy, khi dùng chung hai loại thực phẩm này với nhau sẽ tạo ra sự kết tủa muối. Dạng muối này cản trở hấp thu photpho mà còn làm giảm tốc độ hấp thu canxi
Có nên ăn thịt bò tái?
Có
Không
Bác sĩ Lâm Vĩnh Niên, Trưởng khoa Dinh dưỡng - Tiết chế, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM, cho biết ăn thịt bò tái có nguy cơ nhiễm các ký sinh trùng như sán dải bò (sán xơ mít), sán lá gan... Các ký sinh trùng này có thể gây bệnh tại hệ tiêu hóa ảnh hưởng đến ruột, gan và các cơ quan khác trong cơ thể. Bạn cần áp dụng nguyên tắc ăn chín uống sôi và không nên dùng thịt bò tái.
Cách nhận biết thịt lợn giả thịt bò:
Thịt có màu đỏ không đều, nhạt, thớ to, ngắn, mỡ trắng đục
Thịt có màu hồng đậm hoặc đỏ au, thớ nhỏ, dài, mỡ vàng nhạt
Thịt màu đen sẫm, thớ thịt to và thô, phần mỡ có màu trắng
Thịt bò thật có màu hồng đậm hoặc đỏ au. Trong khi đó thịt bò giả từ thịt lợn dù được tưới huyết bò vẫn nhạt màu hơn, không đều. Ngoài ra, thớ thịt bò bé và dài, mỡ màu vàng nhạt. Thịt lợn có thớ to và ngắn, nhìn không mịn, mỡ màu trắng đục. Thịt trâu giả thịt bò có màu đen sẫm, thớ thịt to và thô, phần mỡ có màu trắng.
Chỉ nên ăn bao nhiêu thịt bò mỗi ngày?
100 g
200 g
300 g
Phó giáo sư, tiến sĩ Nguyễn Thanh Chò, nguyên chủ nhiệm bộ môn Dinh dưỡng, Học viện Quân y 103, cho biết trung bình nhu cầu cơ thể của người Việt Nam cần ăn 1-1,5 g protein/ngày. Do đó, khẩu phần ăn có thể điều chỉnh thực phẩm phù hợp, ví dụ ăn nhiều cá, trứng, sữa thì giảm thịt và ngược lại. Bạn không nên ăn quá nhiều thịt bò, tối đa chỉ 100 g mỗi ngày, loại bỏ mỡ khi ăn.
Nguồn Znews: https://news.zing.vn/tai-sao-khong-nen-an-thit-bo-vao-buoi-toi-post1014618.html