Tại sao không nên cù trẻ em để gây cười?
Tiếng cười khúc khích không thể kiểm soát được khi bị cù không mang tính giải trí như cha mẹ vẫn nghĩ, thậm chí gây hại cho con.
Cù có thể gây chấn thương
Hầu hết chúng ta đều có ít nhất một kỷ niệm khó chịu về việc cố gắng ngăn chặn khi bị cù nhưng lại cười đến mức không thể nói được. Những lần khác, chúng ta liên tục nói “Dừng lại” hoặc cố gắng bỏ chạy khi người khác muốn cù.
Một thời gian cù kéo dài có thể làm tăng nhịp tim, thúc đẩy cảm giác sợ ngạt thở của trẻ và khiến trẻ cảm thấy cực kỳ kích thích. Kết quả của tình trạng này, trẻ sẽ có năng lượng dư thừa, nếu không được giải phóng có thể dẫn đến chấn thương.
Cù có thể gây tê liệt tạm thời
Cảm giác nhột thường khiến người ta cảm thấy bị tấn công. Thông thường, kích thích mạnh gây ra chứng tê liệt tạm thời, khiến người bị cù không thể chống trả.
Tiếng cười chỉ là một phản xạ
Chúng ta thường cho rằng tiếng cười là biểu hiện của niềm vui. Ngược lại, con người cười như một phản ứng tự động khi bị cù. Do đó, chúng ta không kiểm soát được cách phản ứng của mình, điều đó thậm chí còn tồi tệ hơn đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, những người không có khả năng nói thành lời các nhu cầu và mong muốn của mình.
Cù vi phạm quyền tự chủ về cơ thể
Khi chúng ta nghĩ đến việc bị nhột, chúng ta hình dung ra một người nào đó đang cười một cách cuồng loạn và vặn vẹo khi cố gắng thoát ra. Hành động này bao gồm việc chạm vào những vùng nhạy cảm trên cơ thể, chẳng hạn như nách, bụng và mắt cá chân.
Thật khó để biết liệu em bé có thích bị cù hay không nên chúng ta rất dễ bị cuốn theo tiếng cười và phớt lờ những nỗ lực muốn thoát ra của trẻ. Cách làm này có thể gửi sai thông điệp đến bọn trẻ, ngụ ý rằng chúng ta không tôn trọng ranh giới và quyền tự chủ về cơ thể của chúng.
Cù lét từng được sử dụng để tra tấn người trong nhiều thế kỷ
Cù lét từ lâu đã được sử dụng như một phương pháp tra tấn. Vào thời nhà Hán ở Trung Quốc, cù lét là một cách tra tấn quý tộc vì nó không để lại dấu vết và nạn nhân hồi phục dễ dàng và nhanh chóng.
Kiểu nhục hình này cũng từng phổ biến ở Nhật Bản, thậm chí còn có tên riêng cho hình thức này, kusuguri-zeme, nghĩa là "cù lét không thương tiếc".
Vernon R. Wiehe từ Đại học Kentucky đã nghiên cứu 150 người lớn từng bị anh chị em lạm dụng trong thời thơ ấu. Nhiều người trong đó cho biết cù lét là một loại lạm dụng thể chất.
Nghiên cứu kết luận rằng cù lét có thể kích hoạt các phản ứng sinh lý cực đoan ở nạn nhân như nôn mửa và mất ý thức do không thể thở.
Những cách khác làm cho em bé cười
Nếu bạn muốn chơi với em bé của mình, có rất nhiều cách để giúp chúng vui chơi mà không gây nguy hiểm cho sức khỏe tinh thần hoặc thể chất của chúng chẳng hạn như làm mặt xấy, chơi trò ú òa, nói bằng giọng hài hước hoặc sử dụng ngôn ngữ vô nghĩa.
Nguồn Gia Đình VN: https://giadinhonline.vn/tai-sao-khong-nen-cu-tre-em-de-gay-cuoi-d183224.html