Tại sao Mỹ không để Hàn Quốc tự bảo vệ mình trước Triều Tiên?
Dân số Hàn Quốc lớn gấp đôi so với Triều Tiên và nền kinh tế công nghệ hiện đại hơn 40 lần. Một quốc gia có những đặc điểm đó có khả năng tạo ra bất kỳ lực lượng phòng thủ nào họ muốn hoặc cần (bao gồm xây dựng kho vũ khí hạt nhân, nếu họ chọn) để ngăn chặn hoặc đánh bại kẻ thù. Vì sao Mỹ vẫn cần phải bảo vệ Hàn Quốc trước Triều Tiên?
Căng thẳng giữa Hàn Quốc và CHDCND Triều Tiên đang leo thang ở mức báo động. Triều Tiên đã cắt đứt mọi đường dây liên lạc giữa hai quốc gia Hàn Quốc vào ngày 8/6, phá hủy văn phòng liên lạc chung tại thành phố Kaesong của Triều Tiên. Cấu trúc bốn tầng bằng kính màu xanh lấp lánh - đã bị hủy hoại với một vụ nổ khủng khiếp, cơ quan thông tấn nhà nước của Triều Tiên KCNA đưa tin.
Sự bất bình của Bình Nhưỡng là vì một chiến dịch mà các nhà hoạt động chống lại chế độ Kim Jong-un (bao gồm cả một đội ngũ những người đào thoát khỏi Triều Tiên) đã tiến hành từ lãnh thổ Hàn Quốc. Những người bất đồng chính kiến đó gửi những quả bóng bay với các gói tờ rơi chống chế độ từ trên cao xuống từ các vị trí ngay phía nam Khu phi quân sự (DMZ) và xem chúng bay về phía bắc vào lãnh thổ Triều Tiên.
Căng thẳng trên Bán đảo Triều Tiên hiện đã trở lại mức đáng lo ngại của năm 2017, khi chính quyền mới của tổng thống Donald Trump áp dụng lập trường đối đầu gay gắt với Triều Tiên. Có một cảm giác nhẹ nhõm rộng khắp Đông Á năm sau đó khi Washington theo đuổi một đường lối hòa giải hơn, và tổng thống Trump và Kim Jong-un đã tổ chức cuộc họp thượng đỉnh đầu tiên. Nhưng hy vọng về một mối quan hệ hợp tác giữa Washington và Bình Nhưỡng đã dần phai nhạt trong hai năm sau đó và hiện rõ ràng là đang “hấp hối”. Chính phủ của ông Kim gần đây nhấn mạnh rằng họ không còn quan tâm đến việc tiếp tục đàm phán với Mỹ. Do đó, cả đối thoại giữa Mỹ và Triều Tiên và hợp tác liên Triều đã sụp đổ đồng thời.
Ted Galen Carpenter, chuyên gia nghiên cứu về an ninh thuộc viện Cato (Mỹ) cho rằng, sự trỗi dậy những căng thẳng nguy hiểm ở bán đảo Triều Tiên có thể khiến các nhà lãnh đạo Mỹ đánh giá lại chính sách của họ ở khu vực. Washington có hiệp ước về việc bảo vệ Hàn Quốc và nếu cuộc khủng hoảng hiện nay bùng nổ thành xung đột vũ trang, Mỹ sẽ có rất ít sự lựa chọn ngoài việc tôn trọng cam kết đó. Tuy nhiên, các điều kiện dẫn đến việc ký kết hiệp ước đó rất ít liên quan đến tình hình thế giới ngày nay và việc tiếp tục nghĩa vụ không vượt qua một tính toán lợi ích và rủi ro cho nước Mỹ.
Washington đã phê chuẩn cam kết an ninh với Hàn Quốc ngay sau khi xảy ra Chiến tranh Triều Tiên đẫm máu. Môi trường chiến lược toàn cầu lúc đó là cực kỳ phân cực, với Mỹ và Liên Xô là những cường quốc duy nhất thực sự quan trọng. Các nhà lãnh đạo Mỹ đã xem cả Trung Quốc và Triều Tiên là “khách hàng” của Liên Xô và giải thích cuộc tấn công vào Hàn Quốc năm 1950 của Triều Tiên là động thái đầu tiên trong một cuộc tấn công do Liên Xô dàn xếp để thống trị Đông Á. Là một quốc gia yếu kém, nghèo nàn, Hàn Quốc không có khả năng tự vệ trong hoặc sau cuộc chiến đó.
Ngày nay, môi trường chiến lược đã rất khác về nhiều mặt. Thế giới có nhiều trung tâm quyền lực kinh tế và thậm chí là quân sự thay vì là lưỡng cực. Hàn Quốc là một trong những con hổ kinh tế châu Á và có lợi thế to lớn so với miền Bắc. Dân số Hàn Quốc lớn gấp đôi so với Triều Tiên và nền kinh tế công nghệ hiện đại hơn 40 lần. Một quốc gia có những đặc điểm đó có khả năng tạo ra bất kỳ lực lượng phòng thủ nào họ muốn hoặc cần (bao gồm xây dựng kho vũ khí hạt nhân, nếu họ chọn) để ngăn chặn hoặc đánh bại kẻ thù.
Giữ lại một quốc gia hoàn toàn có khả năng tự bảo vệ mình như một “khách hàng an ninh” của Mỹ có ý nghĩa rất nhỏ từ quan điểm của lợi ích thực sự của người Mỹ. Một cuộc xung đột vũ trang giữa hai miền Triều Tiên, sẽ không tạo thành động thái mở đầu trong một cuộc tấn công của cộng sản nhằm thống trị Đông Á, như Mỹ nhận định sau Thế chiến II. Đó sẽ là một cuộc đấu tranh đơn phương giữa hai quốc gia nhỏ ở Đông Bắc Á.
Tuy nhiên, hậu quả bất lợi có thể xảy ra đối với Mỹ khi vướng vào một cuộc chiến như vậy là lớn hơn đáng kể so với thời Chiến tranh Lạnh. Triều Tiên không sở hữu vũ khí hạt nhân vào thời điểm 1950, không có tên lửa có khả năng bắn đến Mỹ. Ngày nay, Bình Nhưỡng đã là một quốc gia có vũ khí hạt nhân và đang nhanh chóng có được tên lửa tầm xa.
Sự gia tăng căng thẳng liên Triều hiện nay là một ví dụ về một cuộc cãi vã có thể lôi kéo Mỹ vào một cuộc xung đột vũ trang ít có liên quan đến các vấn đề quan trọng đối với Mỹ. Chuyên gia Carpenter nhận định: Đã đến lúc Washington bắt đầu từ bỏ cam kết ngày càng lỗi thời đối với Hàn Quốc. Hy vọng, cuộc khủng hoảng liên Triều mới nhất sẽ lắng xuống mà không xảy ra chiến tranh. “Nhưng lịch sử cho thấy các cuộc khủng hoảng trên Bán đảo Triều Tiên giống như xe buýt; ngay cả khi một xe vừa đi qua, xe khác sẽ xuất hiện tương đối sớm. Các nhà lãnh đạo Mỹ nên bắt đầu quá trình rút ra ngay bây giờ, không phải chờ nhiều năm nữa khi một tình huống thậm chí còn nguy hiểm hơn diễn ra”, ông Carpenter viết.