Tại sao phụ nữ thời xưa khi gặp yêu râu xanh lại không phản kháng?
Lo cho an toàn tính mạng của bản thân và e sợ điều tiếng, ô danh, phụ nữ thời xưa cực trọng danh tiết nhưng khi bị sàm sỡ, quấy rối lại chỉ biết âm thầm chịu đựng.
Trong xã hội phong kiến, Nho giáo lễ giáo cực kỳ nghiêm khắc đối với phụ nữ thời xưa, "tam tòng, tứ đức" được xem là chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ thời xưa, đồng thời cũng là một trong những điều kiện để đàn ông chọn vợ.
Cái gọi là "tam tòng" ý chỉ người phụ nữ tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử (còn bé ở nhà thì phải nghe lời cha, sau khi lấy chồng thì nghe lời chồng, chồng chết thì phải theo con, nghe con).
Còn "tứ đức" dùng để chỉ Công, Dung, Ngôn, Hạnh. Cụ thể, Công: Việc nữ công, gia chánh phải khéo léo; Dung: Dáng người phải yểu điệu, gọn gàng, biết tôn trọng hình thức bản thân; Ngôn: Lời ăn tiếng nói khoan thai, dịu dàng, mềm mỏng; Hạnh: Tính nết hiền thảo, trong nhà thì nết na, kính trên nhường dưới, chiều chồng thương con, ăn ở tốt với anh em họ nhà chồng.
Trong rất nhiều bộ phim điện ảnh và truyền hình ngày nay, người ta thường thấy cảnh phụ nữ thời xưa ra đường và tùy ý mua sắm, chơi đùa song thực tế, thời cổ đại, phụ nữ về cơ bản không được phép tùy ý đi ra ngoài.
Danh tiết với phụ nữ thời xưa được bảo vệ như mạng sống
Hơn nữa, phụ nữ thời xưa rất coi trọng danh tiết nên ăn mặc rất kín kẽ, kể cả trong thời tiết nắng nóng. Nếu cư xử không đúng mực, bạn sẽ bị cho là "không tuân thủ nữ tắc. Trường hợp nghiêm trọng hơn, còn có thể bị dìm lồng heo cho chết.
Thực thật là, dưới ảnh hưởng của đạo đức phong kiến thời xưa, người phụ nữ đặc biệt coi trọng chồng mình. Nói cách khác, chồng chính là trời, bảo gì cũng phải nghe theo, đặc biệt phải chung thủy, một lòng một dạ với chồng.
Có thể nói, phụ nữ thời xưa cực kỳ đoan trang, coi trọng thanh danh và trinh tiết của mình. Vậy nhưng khi gặp biến thái, yêu râu xanh, họ lại hiếm khi phản kháng? Lý do rất thực tế.
Thời xưa, phụ nữ rất dè dặt, thận trọng, luôn nghiêm túc đề phòng những tên biến thái, lưu manh. Ngày thường họ căn bản cửa lớn không ra, cổng trong không bước thế nhưng do các biện pháp an nình thời xưa còn hạn chế, những tên yêu râu xanh vẫn có thể tìm cơ hội phạm tội liên tục.
Rất nhiều phụ nữ gặp phải biến thái, lưu manh sẽ không phản kháng, sau khi bị làm nhục cũng chỉ biết ngậm miệng, không hé ra câu nào, ôm nỗi đau đến suốt đời. Thứ nhất là do họ lo lắng cho an toàn của bản thân. Phụ nữ chân yếu tay mềm, nếu như cố gắng chống lại, có thể mất luôn cả mạng sống.
Thứ hai, nếu chuyện bị yêu râu xanh quấy rối mà để người khác biết, những cô gái chưa kết hôn sẽ không bao giờ có cơ hội kết duyên cùng ai đó, những người phụ nữ đã kết hôn có thể bị chồng ly hôn.
Cuối cùng, nếu chuyện xấu đồn xa, không chỉ thể diện của chính bản thân người bị hại không còn mà cả gia đình cũng bị hổ thẹn. Cuộc sống về sau sẽ bị người đời chỉ trỏ, bàn tán.
Đương nhiên, vẫn có nhiều phụ nữ chọn cách chống lại, nhưng những người đó chỉ là một số rất nhỏ, là trường hợp đặc biệt.
Đối mặt với hiện thực tàn khốc, nhiều người không phải không muốn phản kháng mà nghĩ đến hậu quả, hệ lụy sau này, họ tự nhiên sẽ chọn cách thức ít tổn hại hơn. Điều này cũng khiến những kẻ biến thái, dê xồm tự tin hơn.
Có thể nói, trong thời kỳ xã hội phong kiến, địa vị xã hội của phụ nữ rất thấp, tư tưởng "trọng nam khinh nữ" là định kiến ăn sâu vào lòng người, đối mặt với thực tế phũ phàng, nhiều người không muốn cũng phải cúi đầu chịu nhục.
Thực tế, dù thời cổ đại hay hiện đại, không ít phụ nữ bị bức hại vẫn luôn ngại ngùng khi báo cảnh sát. Họ sợ điều tiếng không đáng có sau này.
Song, xã hội ngày nay nam nữ bình đẳng, chúng ta phải biết sử dụng vũ khí pháp luật để bảo vệ mình. Hãy mạnh dạn đứng ra tố cáo những kẻ lạm dụng, xâm hại, quấy rối mình, đừng im lặng để khuyến khích sự ngạo mạn của bọn tội phạm.