Tại sao sau kết hôn theo truyền thống thì nữ lại về ở nhà chồng chứ không phải nam ở nhà vợ?

Nhiều người thưởng thắc mắc rằng tại sao sau khi sinh con gái tốn công nuôi dạy mà sau khi cưới lại phải về nơi xa lạ để chăm lo gia đình nhà chồng? Trong khi đó, cha mẹ đẻ mất công nuôi dạy lại không được hưởng điều đó.

Từ xưa, theo tục lệ, khi nữ nhân kết hôn sẽ đến sống cùng gia đình chồng, dù là người dân thường hay con gái của Hoàng đế cũng đều tuân theo.

Trong văn hóa Trung Hoa, Phục Hy là một nhân vật vĩ đại, được xem là người sáng lập nền văn minh Trung Hoa, là người phát minh ra chữ viết, nghề đánh bắt cá, và bẫy thú.

Theo quan niệm của người Trung Hoa cổ, Phục Hy là anh trai của Nữ Oa nương nươngg.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Hãy cùng tìm hiểu những lập luận của Nữ Oa trong cuộc tranh luận với Phục Hy để lý giải vì sao sau khi kết hôn, phụ nữ phải về nhà chồng.

Phục Hy từng bày tỏ quan điểm: “Nam nữ kết hôn tạo thành nền tảng gia đình, nên rời nơi ở để cùng nhau xây dựng mái ấm riêng, điều này chẳng phải là tốt hơn sao? Cần gì cứ phải nữ về nhà nam, để rồi phụ nữ bị coi như lệ thuộc vào đàn ông?”

Nữ Oa giải thích: “Muội cũng đã nghĩ đến điều đó. Tuy điều này có lý, nhưng còn nhiều bất tiện. Bởi khi đã có phu thê, sẽ có phụ tử. Cha mẹ đã vất vả nuôi con lớn khôn, khi con lập gia đình rồi chuyển ra ngoài sống cuộc sống riêng, để lại đôi vợ chồng già lẻ loi, cô quạnh là điều rất đáng buồn. Hơn nữa, nếu một trong hai người qua đời, người còn lại sẽ sống tiếp thế nào?

Đặc biệt, khi về già, ai cũng khó tránh khỏi bệnh tật, phải cần có người bên cạnh chăm sóc. Nếu con cái đều ra ngoài sống riêng, vậy khi cha mẹ ốm đau, ai sẽ chăm sóc? Theo đạo lý, khi còn nhỏ, cả bé trai và bé gái đều dựa vào cha mẹ chăm sóc, vậy đến khi cha mẹ già yếu, không tự chăm sóc được thì hiển nhiên con cái phải phụng dưỡng. Đây là đạo lý hiển nhiên, chẳng thể nào vì chuyển đi nơi khác mà bỏ mặc cha mẹ.”

Phục Hy lại đặt câu hỏi: “Theo lời muội, con gái cũng cần phụng dưỡng cha mẹ. Nhưng khi con gái về nhà chồng, ai sẽ chăm lo cho cha mẹ của nàng? Con gái chẳng phải cũng là con của cha mẹ hay sao?”

Nữ Oa đáp: “Muội hiểu rằng đây là điều bất đắc dĩ. Vì sự việc nào cũng có hai mặt, không thể vẹn toàn. Trước hết, chúng ta nên chọn phương pháp nào có lợi hơn và giảm thiểu mất mát. Nếu cha mẹ có con trai, dù con gái về nhà chồng, con trai vẫn có thể ở lại chăm sóc cha mẹ, như vậy chẳng phải tốt hơn sao?

Nếu gia đình không có con trai, người nam có thể ở rể, hoặc nữ có thể đưa cha mẹ đến sống cùng tại nhà chồng, hay nhận con nuôi. Đây đều là những biện pháp bổ sung cho sự thiếu hụt, tuy nhiên đó chỉ là các trường hợp đặc biệt.”

Vậy theo đạo lý, khi trưởng thành, con cái phải báo đáp ơn sinh thành và dưỡng dục của cha mẹ. Khi con gái lấy chồng, ai sẽ đảm nhận vai trò này? Đây là câu hỏi lớn mà Nữ Oa đã đưa ra lời giải đáp.

Cách lý giải của Nữ Oa vô cùng hợp lý. Khi vợ chồng kết hôn sẽ sinh con, thường sẽ có cả con trai lẫn con gái. Con gái sẽ lấy chồng nhưng nhà vẫn đón con dâu, đảm bảo vòng tuần hoàn của xã hội. Mỗi gia đình sẽ có con rể, con dâu, cháu nội, cháu ngoại, tránh để các bậc cha mẹ phải sống cảnh cô đơn. Với những trường hợp đặc biệt, con trai có thể ở rể, điều này từ xưa đã từng được thực hiện.

Khi hiểu rõ những quy tắc hôn nhân do Thần định và trách nhiệm của con cái với cha mẹ, những khúc mắc lâu nay cũng được làm sáng tỏ.

Bảo Ngọc (Tổng hợp)

Nguồn Doanh Nghiệp: https://doanhnghiepvn.vn/kham-pha/tai-sao-sau-ket-hon-theo-truyen-thong-thi-nu-lai-ve-o-nha-chong-chu-khong-phai-nam-o-nha-vo/20241108100113431