Tại sao Trái Đất có màu xanh khi nhìn từ vũ trụ?

Theo các nhà khoa học, trong 8 hành tinh của Hệ Mặt Trời, duy nhất Trái Đất tồn tại sự sống.

 Trái Đất cách Mặt Trời một khoảng cách vừa phải nên cả ngày lẫn đêm, nhiệt độ đều phù hợp cho sự sống. Trái Đất cũng là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có nước, bầu khí quyển chứa oxy.

Trái Đất cách Mặt Trời một khoảng cách vừa phải nên cả ngày lẫn đêm, nhiệt độ đều phù hợp cho sự sống. Trái Đất cũng là hành tinh duy nhất trong Hệ Mặt Trời có nước, bầu khí quyển chứa oxy.

Trái Đất có cấu tạo 3 lớp gồm: Lớp vỏ, lớp trung gian và lớp nhân. Theo các nhà khoa học, Trái Đất hình thành do sự kết tinh của các đám tinh vân (mây bụi vũ trụ) nóng chảy. Các vật chất có thể trọng lớn sẽ chìm vào trong nhân Trái Đất. Các vật chất có thể trọng nhẹ sẽ ở bên ngoài, đông lại, hình thành nên lớp vỏ Trái Đất.

Trái Đất có cấu tạo 3 lớp gồm: Lớp vỏ, lớp trung gian và lớp nhân. Theo các nhà khoa học, Trái Đất hình thành do sự kết tinh của các đám tinh vân (mây bụi vũ trụ) nóng chảy. Các vật chất có thể trọng lớn sẽ chìm vào trong nhân Trái Đất. Các vật chất có thể trọng nhẹ sẽ ở bên ngoài, đông lại, hình thành nên lớp vỏ Trái Đất.

Nếu nhìn từ vũ trụ, Trái Đất là quả cầu có hình màu xanh, bởi đại dương chiếm tới ¾ diện tích bề mặt. Nước biển có màu xanh nên Trái Đất cũng sẽ có màu xanh khi được nhìn từ vũ trụ.

Nếu nhìn từ vũ trụ, Trái Đất là quả cầu có hình màu xanh, bởi đại dương chiếm tới ¾ diện tích bề mặt. Nước biển có màu xanh nên Trái Đất cũng sẽ có màu xanh khi được nhìn từ vũ trụ.

Khí quyển là hỗn hợp các loại khí. Bề mặt tầng khí quyển có thể cách bề mặt Trái Đất khoảng cách lên tới 6.400 km. Bên ngoài tầng khí quyển là khoảng không vũ trụ bao la. Phân bố theo nhiệt độ, từ dưới lên, khí quyển được chia làm 5 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng điện ly, tầng ngoài.

Khí quyển là hỗn hợp các loại khí. Bề mặt tầng khí quyển có thể cách bề mặt Trái Đất khoảng cách lên tới 6.400 km. Bên ngoài tầng khí quyển là khoảng không vũ trụ bao la. Phân bố theo nhiệt độ, từ dưới lên, khí quyển được chia làm 5 tầng: Tầng đối lưu, tầng bình lưu, tầng giữa, tầng điện ly, tầng ngoài.

Khí quyển Trái Đất gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), cacbon điôxít (khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của Mặt Trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm .

Khí quyển Trái Đất gồm có nitơ (78,1% theo thể tích) và oxy (20,9%), với một lượng nhỏ agon (0,9%), cacbon điôxít (khoảng 0,035%), hơi nước và một số chất khí khác. Bầu khí quyển bảo vệ cuộc sống trên Trái Đất bằng cách hấp thụ các bức xạ tia cực tím của Mặt Trời và tạo ra sự thay đổi về nhiệt độ giữa ngày và đêm .

Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất. Khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất là 380.000 km.

Mặt Trăng ở gần Trái Đất nhất. Khoảng cách giữa Mặt Trăng và Trái Đất là 380.000 km.

Người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất là nhà hàng hải người Bồ Đào Nha phục vụ trong quân đội Tây Ban Nha có tên Ferdinand Magellan. Ông thực hiện chuyến đi từ năm 1519 đến 1522. Đây chính là lần đầu tiên trong lịch sử, con người thực hiện thành công chuyến đi vòng quanh Trái Đất.

Người đầu tiên đi vòng quanh Trái Đất là nhà hàng hải người Bồ Đào Nha phục vụ trong quân đội Tây Ban Nha có tên Ferdinand Magellan. Ông thực hiện chuyến đi từ năm 1519 đến 1522. Đây chính là lần đầu tiên trong lịch sử, con người thực hiện thành công chuyến đi vòng quanh Trái Đất.

Theo Nguyễn Thanh Điệp/Zing

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc/tai-sao-trai-dat-co-mau-xanh-khi-nhin-tu-vu-tru-1514931.html