Tại sao UAV của Azerbaijan có thể tự do tung hoành trước Armenia?

Trong cuộc xung đột giữa Armenia và Azerbaijan tại khu vực Nagorno-Karabakh, UAV của Azerbaijan đã thể hiện sự nguy hiểm, khi tiêu diệt nhiều xe tăng, trận địa pháo binh của Armenia. Tại sao những chiếc UAV của Azerbaijan lại có thể 'tự do' tung hoành trước lực lượng vũ trang Armenia?

Máy bay không người lái (UAV) của Azerbaijan đã khẳng định sự nguy hiểm, khi không chỉ dễ dàng hạ gục xe tăng, xe thiết giáp của Quân đội Armenia, mà ngay cả các vị trí pháo binh ở phía sau cũng không thể thoát khỏi các cuộc tấn công của UAV của phía Azerbaijan. Ảnh: Một trận địa pháo binh của Armenia bị UAV của Azerbaijan phá hủy - Nguồn: Sina

Nguyên nhân chính khiến UAV của Azerbaijan có thể tự do tung hoành, lý do chủ yếu là phía quân đội Armenia huấn luyện yếu kém và thiếu các biện pháp đối phó hiệu quả. Ảnh: Một trận địa pháo binh của Armenia bị UAV Azerbaijan phá hủy - Nguồn: Sina

Phía Armenia không đủ vũ khí phòng không tầm trung và tầm xa đáng tin cậy, cũng như các thiết bị chế áp điện tử hiệu quả. Nếu đối thủ của Azerbaijan là một đội quân chính quy hơn một chút, họ sẽ không dễ dàng thành công như vậy. Ảnh: Vũ khí phòng không của binh lính Armenia là tiểu liên AK - Nguồn: Sina

Phía Armenia không đủ vũ khí phòng không tầm trung và tầm xa đáng tin cậy, cũng như các thiết bị chế áp điện tử hiệu quả. Nếu đối thủ của Azerbaijan là một đội quân chính quy hơn một chút, họ sẽ không dễ dàng thành công như vậy. Ảnh: Vũ khí phòng không của binh lính Armenia là tiểu liên AK - Nguồn: Sina

Theo thông tin có được, UAV của Azerbaijan phần lớn là loại TB-2 nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ; loại UAV này có độ cao tác chiến trung bình khoảng 5.486 mét, trần bay tối đa có thể lên tới hơn 8.200 mét. Với tầm bay này, các loại vũ khí phòng không tầm thấp khó có thể với tới được. Ảnh: UAV TB-2 - Nguồn: Sina

Theo thông tin có được, UAV của Azerbaijan phần lớn là loại TB-2 nhập khẩu từ Thổ Nhĩ Kỳ; loại UAV này có độ cao tác chiến trung bình khoảng 5.486 mét, trần bay tối đa có thể lên tới hơn 8.200 mét. Với tầm bay này, các loại vũ khí phòng không tầm thấp khó có thể với tới được. Ảnh: UAV TB-2 - Nguồn: Sina

Tuy nhiên trượng lượng cất cánh của UAV TB-2 không vượt quá 650 kg, do vậy không cho phép nó mang các hệ thống điều khiển hỏa lực quá phức tạp, cũng như các loại vũ khí không đối đất có điều khiển. Ảnh: UAV TB-2 - Nguồn: Sina

Tuy nhiên trượng lượng cất cánh của UAV TB-2 không vượt quá 650 kg, do vậy không cho phép nó mang các hệ thống điều khiển hỏa lực quá phức tạp, cũng như các loại vũ khí không đối đất có điều khiển. Ảnh: UAV TB-2 - Nguồn: Sina

Việc phóng tên lửa chống tăng thông thường vốn đã rất khó khăn; với loại tên lửa chống tăng phóng từ trên không Hellfire của Mỹ, tầm bắn tối đa khoảng 8 km. Nhưng tên lửa do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, cả tầm bắn và độ chính xác không thể so sánh với tên lửa Hellfire. Ảnh: UAV TB-2 - Nguồn: Wikipedia.

Việc phóng tên lửa chống tăng thông thường vốn đã rất khó khăn; với loại tên lửa chống tăng phóng từ trên không Hellfire của Mỹ, tầm bắn tối đa khoảng 8 km. Nhưng tên lửa do Thổ Nhĩ Kỳ sản xuất, cả tầm bắn và độ chính xác không thể so sánh với tên lửa Hellfire. Ảnh: UAV TB-2 - Nguồn: Wikipedia.

Trong thực tế chiến đấu, tên lửa thường không thể đạt tới tầm giới hạn tối đa, nghĩa là khi UAV TB-2 thực hiện tiến công mục tiêu dưới mặt đất, nó phải hạ xuống độ cao 5.486 mét và bay vào cách mục tiêu nhỏ hơn 8 km. Ảnh: UAV TB-2. Nguồn: Wikipedia.

Trong thực tế chiến đấu, tên lửa thường không thể đạt tới tầm giới hạn tối đa, nghĩa là khi UAV TB-2 thực hiện tiến công mục tiêu dưới mặt đất, nó phải hạ xuống độ cao 5.486 mét và bay vào cách mục tiêu nhỏ hơn 8 km. Ảnh: UAV TB-2. Nguồn: Wikipedia.

Như vậy độ cao và bán kính tấn công của UAV sẽ không quá cao, và như vậy UAV sẽ lọt vào tầm bắn hiệu quả của tên lửa phòng không. Nếu với lực lượng phòng không chuyên trách được đào tạo bài bản, UAV có thể bị bắn hạ khi đang sử dụng tên lửa chống tăng tiến công mặt đất.

Như vậy độ cao và bán kính tấn công của UAV sẽ không quá cao, và như vậy UAV sẽ lọt vào tầm bắn hiệu quả của tên lửa phòng không. Nếu với lực lượng phòng không chuyên trách được đào tạo bài bản, UAV có thể bị bắn hạ khi đang sử dụng tên lửa chống tăng tiến công mặt đất.

Điểm yếu lớn nhất của UAV là dễ bị mất điều khiển từ đài chỉ huy; nếu sử dụng chế áp điện tử mạnh, UAV rất dễ mất liên lạc với đài điều khiển và thậm chí bị đối thủ bắt giữ. Ảnh: UAV của Azerbaijan bị phòng không Armenia bắn rơi - Nguồn: Sina

Điểm yếu lớn nhất của UAV là dễ bị mất điều khiển từ đài chỉ huy; nếu sử dụng chế áp điện tử mạnh, UAV rất dễ mất liên lạc với đài điều khiển và thậm chí bị đối thủ bắt giữ. Ảnh: UAV của Azerbaijan bị phòng không Armenia bắn rơi - Nguồn: Sina

Lịch sử quân sự thế giới ghi nhận vào ngày 4/12/2011, Iran đã khống chế và buộc hạ cánh được một chiếc UAV RQ-170 của Mỹ; nên biết rằng loại UAV này của Mỹ có thể bay đến độ 15.000 mét để trinh sát các mục tiêu mặt đất. Ở độ cao này, chiếc RQ-170 có thể bay trên đầu nhiều hệ thống phòng không tầm trung và tầm thấp. Ảnh: UAV RQ-170 - Nguồn: Wikipedia.

Lịch sử quân sự thế giới ghi nhận vào ngày 4/12/2011, Iran đã khống chế và buộc hạ cánh được một chiếc UAV RQ-170 của Mỹ; nên biết rằng loại UAV này của Mỹ có thể bay đến độ 15.000 mét để trinh sát các mục tiêu mặt đất. Ở độ cao này, chiếc RQ-170 có thể bay trên đầu nhiều hệ thống phòng không tầm trung và tầm thấp. Ảnh: UAV RQ-170 - Nguồn: Wikipedia.

Theo quân đội Iran, lý do họ có thể chế áp điện tử thành công chiếc UAV RQ-170, vì họ lợi dụng sơ hở trong hệ thống định vị vệ tinh GPS và buộc nó vào chế độ lái tự động sau khi gây nhiễu liên lạc đơn giản. Ảnh: Chiếc RQ-170 của Mỹ bị Iran bắt sống năm 2011 - Nguồn: Wikipedia.

Theo quân đội Iran, lý do họ có thể chế áp điện tử thành công chiếc UAV RQ-170, vì họ lợi dụng sơ hở trong hệ thống định vị vệ tinh GPS và buộc nó vào chế độ lái tự động sau khi gây nhiễu liên lạc đơn giản. Ảnh: Chiếc RQ-170 của Mỹ bị Iran bắt sống năm 2011 - Nguồn: Wikipedia.

Sau đó phía Iran sử dụng thiết bị điều khiển do chính Iran sản xuất, để phát ra tín hiệu giả, nhằm đánh lừa hệ thống định vị trên không của chiếc RQ-170, rồi ép hạ cánh bằng cách sửa đổi tọa độ và dữ liệu độ cao hạ cánh, tránh liên kết dữ liệu mã hóa từ đài điều khiển của Không quân Mỹ. Ảnh: Chiếc RQ-170 bị Iran bắt sống năm 2011 - Nguồn: Wikipedia.

Sau đó phía Iran sử dụng thiết bị điều khiển do chính Iran sản xuất, để phát ra tín hiệu giả, nhằm đánh lừa hệ thống định vị trên không của chiếc RQ-170, rồi ép hạ cánh bằng cách sửa đổi tọa độ và dữ liệu độ cao hạ cánh, tránh liên kết dữ liệu mã hóa từ đài điều khiển của Không quân Mỹ. Ảnh: Chiếc RQ-170 bị Iran bắt sống năm 2011 - Nguồn: Wikipedia.

Quy trình phức tạp như vậy, nhưng Iran thành công vì họ đủ chuyên nghiệp. Theo thông tin liên quan từ Nga, Iran đã mua hệ thống gây nhiễu điện tử công suất lớn, có thể gây nhiễu đồng thời 50 mục tiêu trong khu vực có diện tích 10.000 km2 và độ cao từ 30 mét đến 30.000 mét. Ảnh: Chiếc RQ-170 bị Iran bắt sống năm 2011 - Nguồn: Wikipedia.

Quy trình phức tạp như vậy, nhưng Iran thành công vì họ đủ chuyên nghiệp. Theo thông tin liên quan từ Nga, Iran đã mua hệ thống gây nhiễu điện tử công suất lớn, có thể gây nhiễu đồng thời 50 mục tiêu trong khu vực có diện tích 10.000 km2 và độ cao từ 30 mét đến 30.000 mét. Ảnh: Chiếc RQ-170 bị Iran bắt sống năm 2011 - Nguồn: Wikipedia.

Thực chất việc làm của Iran đó chính là áp dụng chiến thuật "phục kích điện tử", áp dụng linh hoạt giữa chiến thuật và kỹ thuật. Sau đó, Iran đã đạt được tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực tác chiến điện tử; 8 năm sau, vào năm 2019, Iran đã phục kích và bắn rơi một chiếc UAV RQ-4A tiên tiến nhất thế giới hiện nay của Mỹ. Ảnh: UAV RQ-4A - Nguồn: Wikipedia.

Thực chất việc làm của Iran đó chính là áp dụng chiến thuật "phục kích điện tử", áp dụng linh hoạt giữa chiến thuật và kỹ thuật. Sau đó, Iran đã đạt được tiến bộ nhanh chóng trong lĩnh vực tác chiến điện tử; 8 năm sau, vào năm 2019, Iran đã phục kích và bắn rơi một chiếc UAV RQ-4A tiên tiến nhất thế giới hiện nay của Mỹ. Ảnh: UAV RQ-4A - Nguồn: Wikipedia.

Trong cuộc xung giữa Armenia và Azerbaijan tại khu vực Nagorno-Karabakh hiện nay, không quá lời khi nói lực lượng Armenia là lực lượng được tổ chức kém, thiếu các hệ thống vũ khí phòng không tầm trung và cao, cũng như các hệ thống tác chiến điện tử hiệu quả; đó cũng là lý do khiến UAV của Azerbaijan mới có thể "tung hoành" được như vậy. Ảnh: UAV của Azerbaijan tiến công lực lượng Armenia - Nguồn: Sina

Trong cuộc xung giữa Armenia và Azerbaijan tại khu vực Nagorno-Karabakh hiện nay, không quá lời khi nói lực lượng Armenia là lực lượng được tổ chức kém, thiếu các hệ thống vũ khí phòng không tầm trung và cao, cũng như các hệ thống tác chiến điện tử hiệu quả; đó cũng là lý do khiến UAV của Azerbaijan mới có thể "tung hoành" được như vậy. Ảnh: UAV của Azerbaijan tiến công lực lượng Armenia - Nguồn: Sina

Video Cập nhật chiến sự Armenia - Azerbaijan: Azerbaijan ra điều kiện ngưng bắn với Armenia - Nguồn: Vietnamnet

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-uav-cua-azerbaijan-co-the-tu-do-tung-hoanh-truoc-armenia-1444577.html