Tại sao 'Vua tốc độ' SR-71 Blackbird không bị soán mất ngôi vương?

Máy bay trinh sát chiến lược tầm cao SR-71 Blackbird có sức mạnh vượt trội, cũng như tầm hoạt động rất rộng; nó được coi là máy bay trinh sát tầm cao chiến lược của quân đội Mỹ.

Mỹ luôn là quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc chế tạo ra những phương tiện hàng không quân sự nổi tiếng, trong đó chiếc máy bay trinh sát chiến lược tầm cao SR-71 Blackbird (Chim đen), ra đời từ thập niên 1960, nhưng đến nay vẫn chưa bị phá kỷ lục về tốc độ.

Mỹ luôn là quốc gia đi đầu trên thế giới trong việc chế tạo ra những phương tiện hàng không quân sự nổi tiếng, trong đó chiếc máy bay trinh sát chiến lược tầm cao SR-71 Blackbird (Chim đen), ra đời từ thập niên 1960, nhưng đến nay vẫn chưa bị phá kỷ lục về tốc độ.

Với tốc độ tối đa đến 3.530 km/h (gấp khoảng 3,2 lần tốc độ âm thanh) SR-71 Blackbird là loại máy bay có tốc độ nhanh nhất mà Không quân Mỹ từng sử dụng; với tốc độ khủng khiếp như vậy, SR-71 có thể dễ dàng vượt qua các hệ thống đánh chặn của đối phương.

Với tốc độ tối đa đến 3.530 km/h (gấp khoảng 3,2 lần tốc độ âm thanh) SR-71 Blackbird là loại máy bay có tốc độ nhanh nhất mà Không quân Mỹ từng sử dụng; với tốc độ khủng khiếp như vậy, SR-71 có thể dễ dàng vượt qua các hệ thống đánh chặn của đối phương.

Ra đời từ những năm của thập niên 1960, khi chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ đang ở thời kỳ đỉnh cao, SR-71 được cho là mẫu thiết kế "kinh điển" của Lockheed Martin cũng như ngành công nghiệp hàng không thế giới; và phải tận đến 25 năm sau khi nó ra đời, mới có loại máy bay có thể "đe" được nó, đó chính là loại siêu tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Liên Xô.

Ra đời từ những năm của thập niên 1960, khi chiến tranh Lạnh giữa Liên Xô và Mỹ đang ở thời kỳ đỉnh cao, SR-71 được cho là mẫu thiết kế "kinh điển" của Lockheed Martin cũng như ngành công nghiệp hàng không thế giới; và phải tận đến 25 năm sau khi nó ra đời, mới có loại máy bay có thể "đe" được nó, đó chính là loại siêu tiêm kích đánh chặn MiG-31 của Liên Xô.

Trong toàn bộ thời gian phục vụ của SR-71, kéo dài từ năm 1964 đến năm 1998, SR-71 Blackbird chưa từng chịu tổn thất nào của đối phương; cho dù lực lượng phòng không ở những nơi nó xâm nhập đã rất cố gắng để bắn hạ.

Trong toàn bộ thời gian phục vụ của SR-71, kéo dài từ năm 1964 đến năm 1998, SR-71 Blackbird chưa từng chịu tổn thất nào của đối phương; cho dù lực lượng phòng không ở những nơi nó xâm nhập đã rất cố gắng để bắn hạ.

Lý do để "Vua tốc độ" SR-71 Blackbird có thể đạt được kỷ lục như vậy chủ yếu là do hiệu suất toàn diện, tốc độ bay quá nhanh và tầm bay quá cao, khiến cho tên lửa hoặc máy bay đánh chặn không thể bắt kịp để triệt hạ nó.

Lý do để "Vua tốc độ" SR-71 Blackbird có thể đạt được kỷ lục như vậy chủ yếu là do hiệu suất toàn diện, tốc độ bay quá nhanh và tầm bay quá cao, khiến cho tên lửa hoặc máy bay đánh chặn không thể bắt kịp để triệt hạ nó.

SR-71 có chiều dài 32 m, tải trọng cất cánh tối đa 78 tấn, có thể hành trình ở độ cao trên 20.000 m với tốc độ Mach 3. Còn khi cần thiết, SR-71 có thể bay cao tới độ cao cận vũ trụ là 27 km; tốc độ tối đa là 3,2 Mach.

SR-71 có chiều dài 32 m, tải trọng cất cánh tối đa 78 tấn, có thể hành trình ở độ cao trên 20.000 m với tốc độ Mach 3. Còn khi cần thiết, SR-71 có thể bay cao tới độ cao cận vũ trụ là 27 km; tốc độ tối đa là 3,2 Mach.

SR-71 Blackbird được coi là máy bay quân sự siêu nhanh và cho đến nay, vẫn chưa có một loại máy bay quân sự nào có thể phá vỡ kỷ lục của nó; đạt danh hiệu máy bay chiến đấu có người lái nhanh nhất thế giới.

SR-71 Blackbird được coi là máy bay quân sự siêu nhanh và cho đến nay, vẫn chưa có một loại máy bay quân sự nào có thể phá vỡ kỷ lục của nó; đạt danh hiệu máy bay chiến đấu có người lái nhanh nhất thế giới.

Không những thế, thiết kế khí động học cùng vật liệu hấp thụ tín hiệu radar cho phép giảm tiết diện phản hồi radar ở mức thấp nhất. Thông thường khi radar cảnh báo phát hiện ra SR-71 Blackbird thì đã quá muộn để đưa ra các giải pháp đối phó.

Không những thế, thiết kế khí động học cùng vật liệu hấp thụ tín hiệu radar cho phép giảm tiết diện phản hồi radar ở mức thấp nhất. Thông thường khi radar cảnh báo phát hiện ra SR-71 Blackbird thì đã quá muộn để đưa ra các giải pháp đối phó.

Điều đáng chú ý là SR-71 sau khi bay ở tốc độ vượt hàng rào âm thanh, nên sự ma sát giữa máy bay và không khí rất lớn, dẫn đến nhiệt độ của thân máy bay rất cao; ngay sau khi SR-71 tiếp đất, nhân viên mặt đất không được chạm vào thân máy bay, nếu không sẽ bị bỏng nặng.

Điều đáng chú ý là SR-71 sau khi bay ở tốc độ vượt hàng rào âm thanh, nên sự ma sát giữa máy bay và không khí rất lớn, dẫn đến nhiệt độ của thân máy bay rất cao; ngay sau khi SR-71 tiếp đất, nhân viên mặt đất không được chạm vào thân máy bay, nếu không sẽ bị bỏng nặng.

Để đảm bảo an toàn cho phi công trong quá trình điều khiển ông "Vua tốc độ này", phi công lái SR-71 được mặc bộ đồ điều áp như của phi hành gia, có thể ngăn chặn bức xạ tia vũ trụ.

Để đảm bảo an toàn cho phi công trong quá trình điều khiển ông "Vua tốc độ này", phi công lái SR-71 được mặc bộ đồ điều áp như của phi hành gia, có thể ngăn chặn bức xạ tia vũ trụ.

SR-71 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Pratt&Whitney J58-1, đây là loại động cơ đặc biệt, cho lực đẩy đến 154 kN/ động cơ; J58-1 sử dụng nhiên liệu JR-7 có thể chịu được nhiệt độ cao.

SR-71 được trang bị 2 động cơ tuốc bin phản lực Pratt&Whitney J58-1, đây là loại động cơ đặc biệt, cho lực đẩy đến 154 kN/ động cơ; J58-1 sử dụng nhiên liệu JR-7 có thể chịu được nhiệt độ cao.

Loại nhiên liệu sử dụng cho động cơ J58-1 này khác với nhiên liệu hàng không thông thường ở chỗ có đặc điểm là điểm bắt lửa cao và giá thành cao. Không quân Mỹ công bố, chi phí nhiên liệu mỗi giờ bay của Blackbird tới 20.000 USD; đây cũng là nguyên nhân SR-71 phải dừng hoạt động vì chi phí bay cũng như bảo dưỡng đối với loại máy bay này quá cao.

Loại nhiên liệu sử dụng cho động cơ J58-1 này khác với nhiên liệu hàng không thông thường ở chỗ có đặc điểm là điểm bắt lửa cao và giá thành cao. Không quân Mỹ công bố, chi phí nhiên liệu mỗi giờ bay của Blackbird tới 20.000 USD; đây cũng là nguyên nhân SR-71 phải dừng hoạt động vì chi phí bay cũng như bảo dưỡng đối với loại máy bay này quá cao.

Video Khám phá SR-71 Blackbird - Máy bay do thám nhanh nhất thế giới - Nguồn: QPVN

Tiến Minh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/quan-su/tai-sao-vua-toc-do-sr-71-blackbird-khong-bi-soan-mat-ngoi-vuong-1458439.html