Tầm quan trọng của bữa sáng đối với sức khỏe
Bữa sáng là bữa ăn vô cùng quan trọng vì bữa sáng bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để bắt đầu một ngày mới với năng lượng dồi dào.
Tầm quan trọng của bữa sáng
Khi ăn bữa sáng thường xuyên sẽ giúp ích rất nhiều cho cơ thể. Bổ sung lượng dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể để bắt đầu một ngày mới với năng lượng dồi dào. Một số tầm quan trọng của bữa sáng đối với sức khỏe con người như:
Tăng cường hiệu quả làm việc, học tập
Buổi sáng là thời gian khoảng thời gian học tập và làm việc cao nhất trong ngày nên không thể thiếu được nguồn năng lượng bổ sung từ thực phẩm. Ăn sáng sẽ giúp duy trì tinh thần học tập, làm việc minh mẫn liên tục, cung cấp lượng Glucoza trong máu, nguồn năng lượng chính của não.
Nhịn ăn sáng hay chỉ ăn qua loa sẽ không cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Vào giữa hay cuối buổi sáng, đường huyết sẽ giảm làm bạn cảm thấy mệt mỏi, hoa mắt, năng suất lao động giảm, dễ bị sai xót trong công việc và dễ gây tai nạn lao động. Đối với học sinh, sinh viên thì nhịn ăn sáng sẽ ảnh hưởng đến việc học, kém tập trung, hay buồn ngủ….
Kiểm soát việc tăng cân
Đối với những bạn muốn giảm cân, bữa sáng vô cùng quan trọng. Nghe có vẻ bất hợp lí nhưng hoàn toàn có cơ sở. Nếu bạn muốn giảm cân, kiểm soát hay duy trì giảm cân thì nên ăn sáng đều đặn. Việc bạn không ăn bữa sáng và đến trưa, khi bụng đói cồn cào, bạn sẽ ăn nhiều để bù lại, do vậy cơ quan tiêu hóa phải làm việc quá tải, việc hấp thụ sẽ kém hiệu quả, không bù đắp lượng thiếu hụt chất dinh dưỡng sau một đêm dài và nữa ngày làm việc, chưa kể đến việc hấp thụ không hết sẽ khiến lượng thức ăn dư thừa tích lũy thành mỡ.
Bạn nên ăn nhiều vào buổi sáng bữa trưa và nên ăn ít vào buổi tối. Sau bữa sáng, cơ thể phải học tập, làm việc nên năng lượng hầu như được tiêu hao hết và không bị dư thừa. Ngược lại, sau bữa tối, cơ thể được nghỉ ngơi, hoạt động ít nên dễ tích năng lượng dưới dạng mỡ gây dư thừa.
Bảo vệ hệ tiêu hóa
Thức ăn được đưa vào dạ dày buổi sáng có tác dụng kích thích sự tiết dịch vị cả ngày, khiến cho cơ thể tiêu hóa tốt hơn, duy trì hoạt động tiêu hóa và sự thèm ăn. Đặc biệt, đối với những người bị viêm loét dạ dày tá tràng, người có dịch vị nhiều axit thì bữa ăn sáng lại càng quan trọng, giúp trung hòa bớt một phần dịch vị, giảm độ toan của dịch vị, do đó giảm sự khó chịu cho dạ dày. Buổi sáng cũng là thời điểm tốt để cơ thể hấp thụ vitamin, khoáng chất tốt nhất.
Ngăn ngừa bệnh mãn tính
Theo nhiều nghiên cứu cho thấy, việc bỏ bữa sáng góp phần làm tăng huyết áp, kháng insulin và lượng đường trong máu cao. Bữa sáng có chất lượng với ngũ cốc thô giúp giảm cholesterol trong máu, giảm béo và giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.
Khi ăn một bữa sáng hợp lý là bạn đang điều tiết lượng đường trong máu. Không ăn sáng, bạn sẽ đói nhanh hơn trong suốt cả ngày và bạn dễ dàng rơi vào tình trạng ăn uống mất kiểm soát, đây là nguyên nhân trực tiếp khiến bạn tăng cân nhanh chóng, cũng là nguy cơ mắc các bệnh khác do ăn uống quá độ và dư thừa lượng đường, như bệnh tim mạch, tiểu đường…
Các thực phẩm không nên ăn vào buổi sáng
Bánh ngọt
Các loại bánh ngọt như bánh kếp, bánh waffle, bánh rán… dù thơm ngon nhưng những món này được làm từ bột mì trắng tinh luyện rồi phủ bơ và siro lên - về cơ bản toàn là đường.
Chúng chứa nhiều calo, chất béo và đường nhưng lại thiếu protein và chất xơ. Vì vậy, chúng khiến ta mau no nhưng cũng mau đói. Bạn có thể thay thế bột mì bằng bột hạnh nhân hoặc đậu xanh và thay siro bằng một loại thực phẩm khác chứa protein.
Ngũ cốc có đường hoặc đã tinh chế
Ngũ cốc có đường chứa nhiều đường và ít protein, vì vậy chúng sẽ khiến đường huyết tăng nhanh. Chúng ta sẽ trở nên cáu kỉnh và đói bụng khi hormone insulin bắt đầu làm giảm lượng đường trong máu.
Tương tự, ngũ cốc không đường như ngô hoặc cốm cám cũng chứa ít protein và không phải một lựa chọn hay để bắt đầu ngày mới. Ngũ cốc granola thường chứa nhiều đường bổ sung, có thể góp phần dẫn đến bệnh béo phì, tiểu đường loại 2 và bệnh tim.
Tóm lại các loại ngũ cốc có đường hoặc ngũ cốc tinh chế thỉnh thoảng ăn vẫn được, nhưng không nên dùng để ăn sáng hằng ngày.
Bánh kếp và bánh quế
Bánh kếp và bánh quế thường là lựa chọn phổ biến cho bữa sáng cuối tuần tại nhà hoặc tại nhà hàng. Cả bánh kếp và bánh quế đều chứa bột mì, trứng, đường và sữa. Chúng được nấu hơi khác nhau, để đạt được hình dạng và kết cấu riêng biệt. Mặc dù chúng có nhiều protein hơn một số món ăn sáng khác nhưng cả hai loại bánh này có chứa lượng bột tinh chế cao. Nhiều nhà nghiên cứu tin rằng các loại ngũ cốc tinh chế như bột mì góp phần kháng insulin. Ngoài ra, bánh kếp và bánh quế thường đứng đầu với siro. Bánh kếp có chứa xi-rô ngô với hàm lượng cao fructose. Hàm lượng fructose cao có thể gây ra tình trạng viêm dẫn đến tình trạng kháng insulin, có thể dẫn đến tiền tiểu đường hoặc tiểu đường tuýp 2.
Đồ uống có hương vị cà phê
Theo Maggie Michalczyk - chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ: "Giống như bạn, tôi hoàn toàn muốn thưởng thức cà phê buổi sáng một cách vui vẻ. Tuy nhiên, hầu hết thức uống có hương vị cà phê đều có hàm lượng calo, đường cao, hoặc không chứa các chất dinh dưỡng.
Việc coi một ly cà phê như bữa sáng trong ngày có thể khiến bạn cảm thấy bồn chồn. Thay vào đó, tôi khuyên bạn nên làm sinh tố cà phê tại nhà với nước lạnh, chuối, bơ hạnh nhân và một ít mật ong nguyên chất" - Michalczyk nói
Nước ép trái cây
Nước ép trái cây chứa nhiều chất dinh dưỡng và chất chống ô xy hóa, tuy nhiên nó lại nhiều đường và ít chất xơ hơn trái cây để nguyên. Hơn nữa uống nước ép không no bụng được. Nếu phải lựa chọn thì bạn nên ưu tiên ăn trái cây thay vì ép ra nước
Thịt chế biến sẵn
Thịt xông khói, xúc xích và chà bông chế biến sẵn thường chứa nhiều muối, có thể làm tăng huyết áp. Chúng cũng chứa các chất phụ gia khác như nitrit, gây nguy cơ mắc một số bệnh như ung thư dạ dày. Tự làm những món này thay vì mua sẵn sẽ an toàn hơn.
Đồ ăn nhanh
Chúng ta khó tránh khỏi việc phải chọn đồ ăn nhanh như hamburger, bánh mì… để ăn sáng. Để có lợi cho sức khỏe, hãy hạn chế ăn sáng với các món chiên.