Tam Quốc: Những phát minh vĩ đại của Gia Cát Lượng, vật cuối cùng rất phổ biến ngày nay
Gia Cát Lượng một đời đã phát minh ra rất nhiều thứ có giá trị, trong đó có tám phát minh thực sự rất vĩ đại, có những thứ còn trở thành vật rất phổ biến và được đón nhận trong xã hội ngày nay.
Gia Cát Lượng là một nhân vật trung thần mưu trí điển hình trong lịch sử. Ông lập rất nhiều chiến công hiển hách, góp công rất lớn trong công cuộc gây dựng Thục Quốc. Sau đó, ông được phong làm thừa tướng, trong thì giúp đỡ bá tánh, ngoại thì liên Ngô kháng Tào.
Để có thể thực hiện đại nghiệp phục hưng Hán Thất, Gia Cát Lượng đã nhiều lần dẫn binh phạt Bắc nhưng khi bá nghiệp còn đang dang dở, ông không may qua đời tại Ngũ Trượng Nguyên, hưởng thọ 53 tuổi.
Gia Cát Lượng một đời đã phát minh ra rất nhiều thứ có giá trị, trong đó có những phát minh thực sự rất vĩ đại, thậm chí còn trở thành vật rất phổ biến và được đón nhận trong xã hội ngày nay.
Thứ nhất: Mộc Ngưu Lưu Mã
Mộc Ngưu Lưu Mã là một phát minh trứ danh của Gia Cát Lượng. Vào thời điểm dẫn binh Bắc phạt, Gia Cát Lượng muốn phát minh ra một công cụ vận chuyển để có thể áp tải lương thực một cách tiện lợi nhất.
Theo các tài liệu lịch sử ghi lại, Gia Cát Lượng trong lần Bắc phát thứ năm đã dùng Mộc Ngưu, trong lần Bắc phạt thứ sáu dùng Lưu Mã. Mộc Ngưu Lưu Mã lên núi xuống dốc rất tốt, thích hợp với địa hình đồi núi. Mộc Ngưu Lưu Mã có hìinh dạng giống trâu và ngựa, bụng vuông, cẳng cong, một bụng bốn chân, đầu rụt vào trong cổ, lưỡi thông với bụng, mỗi 20km xoay chuyển đầu lưỡi một lần là có thể tự di chuyển được.
Thứ hai: Nỏ Liên Châu
Nỏ Liên Châu là một vũ khí do Gia Cát Lượng phát minh ra trong lần đầu tiên chuẩn bị phạt Bắc. Những loại nỏ thông thường chỉ bắn được một mũi tên một lần, nhưng Gia Cát Lượng đã cải tiến và biến chúng trở thành loại nọ một lần có thể bắn 10 mũi tên liên tiếp. Nỏ Liên Châu có khổ rộng hơn loại nỏ bình thường, bắn ra các mũi tên dàn hàng ngang, độ sát thương lớn và rộng hơn.
Thứ ba: Bát Đồ Trận
Bát Đồ Trận là một trận pháp mà Gia Cát Lượng dày công nghiên cứu và phát minh ra sau khi được Lưu Bị mời xuống núi. Các binh sĩ sẽ xếp hàng thành hình Bát Đồ với 8 cổng xuất nhập. Trận đồ này rất khó bị phá giải, dễ dàng mê hoặc quân địch. Gia Cát Lượng thậm chí còn không ngừng cải biến trận pháp này, ông có thể chỉ huy binh sĩ dàn trận biến hóa thành Thạch Trận, Mã Trận.
Thứ tư: Đèn Khổng Minh
Đèn Khổng Minh ngày nay còn gọi là đèn trời hay đèn ước nguyện, là một loại đèn được Khổng Minh tạo ra vào thời Tam Quốc. Năm đó Khổng Minh bị Tư Mã Ý bao vây tại Dương Bình, không có cách nào phái binh xuất thành xin cứu viện.
Trong hoàn cảnh đó, Gia Cát Lượng đã nghĩ ra cách làm ra những chiếc lồng đèn có thể lơ lửng trên không trung, viết tin tức cầu cứu lên lồng đén, sau đó tính toán hướng gió và thả những chiếc lồng đèn đó lên trời. Vì vậy mà hậu thế gọi những chiếc lồng đèn biết bay đó là đèn Khổng Minh.
Thứ năm: Địa lôi
Trong trận đối đầu cuối cùng giữa Gia Cát Lượng và Tư Mã Ý, Khổng Minh đã sử dụng Địa lôi trong trận chiến. Tuy nhiên trời bất ngờ đổ mưa làm thuốc nổ của Địa lôi bị ẩm không thể phát nổ. Công sức của Gia Cát Lượng đổ sông đổ bể, uất hận thổ huyết và câu cảm thán "mưu sự tại nhân, hành sự tại thiên" cũng được phát ra từ đó.
Thứ sáu: Bàn Cờ Khổng Minh
Công nguyên năm 228, Thục Quốc phát sinh phiến loạn ở phía Nam, Gia Cát Lượng quyết định đích thân dẹp loạn. Trong suốt cuộc hành trình, thời tiết phương Nam biến hóa đa đoan, thêm việc Mạch Hoạch nhất quyết không quy hàng và binh sĩ bắt đầu cảm thấy chán nản. Gia Cát Lượng đã phát minh ra một bàn cờ, quy tắc chơi rất đơn giản nhưng sự biến hóa thì vô biên, khiến cho binh sĩ cực kỳ thích thú, phá tan sự chán nản trong lòng họ.
Thứ bảy: Bánh Màn Thầu
Sau bảy lần bắt sống được Mạch Hoạch và bình định phương Nam, Gia Cát Lượng chủ động thu binh về nước nhưng đến sông Lộ Thủy thì bị các oan hồn chiến tử tạo mưa gió sóng lớn, ngăn chặn không thể qua sông.
Thổ dân nơi đây nói rằng muốn qua sông thì phải dùng 49 chiếc đầu người sống để cúng tế oan hồn. Gia Cát Lượng cho rằng không thể vì oan hồn mà giết oan thêm những người khác. Sau đó ông truyền lệnh mổ trâu đen, dê trắng, sai nhào bột nặn thành 49 cái đầu người, nhét thịt trâu, thịt dê vào bên trong, gọi là “màn thầu” để thay thế cho đầu thật.
Sau buổi cúng tế đêm hôm ấy, sáng hôm sau Gia Cát Lượng dẫn binh qua sông thì trời quang mây tạnh, quân binh qua sông yên ổn. Bánh màn thầu được lưu truyền và cải cách chế biến qua nhiều thời đại. Cho đến nay thì bánh màn thầu đã trở thành một món ăn phổ biến thường ngày của người Trung Quốc.