Những ngọn núi yên tĩnh, phủ tuyết trắng xóa đến mức lóa mắt từ lâu đã lạnh lùng với những du khách nhỏ bé - những người đàn ông châu Âu trong năm tháng suy tàn của Đế quốc Anh - đến đây để chinh phục đỉnh Everest. Đại úy John Noel là một nhiếp ảnh gia và nhà làm phim, từng đi cùng đoàn thám hiểm Hiệp hội Địa lý Hoàng gia Anh lên đỉnh Everest vào năm 1922 như một nỗ lực để được ghi nhận là nhóm đầu tiên leo lên đỉnh núi cao nhất thế giới. Ông đã sử dụng ống kính tele để chụp nhà hóa học George Finch và Đại úy John Geoffrey Bruce trong bức ảnh đầu tiên trên đỉnh Everest. Ảnh: The New York Times.
Các thành viên của đoàn thám hiểm năm 1922 cắm trại ở độ cao 6.858 m. Hai trong số họ đã leo lên đến độ cao 8.230 m (đỉnh Everest cao 8.848 m) - mức cao nhất các cuộc thám hiểm vào thời điểm đó đạt được, bằng cách sử dụng bình oxy. Kỷ lục của họ sau đó bị phá vỡ bởi Edward Norton vào năm 1924. (Bức ảnh đã được chỉnh sửa lại trước khi xuất bản lần đầu). Ảnh: The New York Times.
Núi Everest đã và vẫn là "Chén Thánh" cho các nhà leo núi. Các thành viên của đoàn thám hiểm năm 1922 đã sử dụng những tảng băng để làm điểm tựa trên sườn dốc nguyên sơ của đỉnh núi Himalaya cao hơn 7.000 m. Dây thừng, thang nhôm và các thiết bị hỗ trợ leo núi khác được gắn vào nhiều điểm dọc theo tuyến đường lên đỉnh. "Hãy nhìn những sinh vật nhỏ bé kia - đó là chúng tôi! Chúng tôi đặt chân lên bức tường trắng chói sáng bằng băng. Chúng tôi phải tạo chỗ để đặt chân lên để leo lên độ cao như vậy", theo ghi chép của nhóm thám hiểm. Ảnh: The New York Times.
Bức ảnh này của Rongbuk Glacier được chụp ở khoảng cách hơn 11 km của dốc núi phía Bắc năm 1921. Sau khi xác định con đường phía bắc là không thể vượt qua, đoàn thám hiểm di chuyển về phía đông. Ảnh: The New York Times.
Trong cuộc thám hiểm năm 1921, nhóm đã cắm trại gần thị trấn Shekar Dzong. Vào thời điểm đó, Nepal bị đóng cửa đối với người nước ngoài. Vì vậy, mọi cách tiếp cận với Everest đều phải được thực hiện từ phía Tây Tạng. Ảnh: The New York Times.
Bốn trong số năm ngọn núi cao nhất thế giới đã được phát hiện ở dãy Himalaya. Makalu là ngọn núi cao thứ năm trên thế giới ở độ cao 8.463 m, nằm trên dãy Himalaya, cách đỉnh Everest 19 km về phía đông nam. Tuy nhiên, nó đã bị đoàn thám hiểm bỏ qua vào năm 1921. Ảnh: The New York Times.
Đoàn thám hiểm năm 1921 do Đại tá Charles Howard-Bury dẫn đầu. Ảnh: The New York Times.
Người phát tiền cho cuộc thám hiểm năm 1924 lấy dấu vân tay của một số người dân địa phương hỗ trợ cho đoàn thám hiểm. Đỉnh Everest đặt theo tên của một quan chức của Đế quốc Anh. Người dân ở đây thường gọi dãy Himalaya là "nữ thần" hoặc "người mẹ". Ảnh: The New York Times.
Các thành viên của đoàn thám hiểm năm 1921, những người đặt nền móng trong việc chinh phục đỉnh Everest năm 1922. Đứng từ trái sang: Tiến sĩ, nhà tự nhiên học Sandy Wollaston; Đại tá Howard-Bury; Tiến sĩ, nhà địa chất Alexander Heron; nhà leo núi Harold Raeburn. Ngồi từ trái sang là chuyên gia leo núi George Mallory; Đại úy Edward Wheeler, một nhà khảo sát nhiếp ảnh; nhà leo núi Guy Bullock và Thiếu tá, nhà khảo sát Henry Morshead. Ảnh: The New York Times.
Đoàn thám hiểm đã thử chinh phục đỉnh Everest ba lần vào mùa xuân năm 1922. Sau lần thứ ba, một trận lở tuyết đã giết chết 7 người khuân vác nên nhóm chinh phục đã bỏ cuộc và quay trở lại trại sông băng Rongbuk, nằm trên dãy núi Himalaya phía nam Tây Tạng. Ảnh: The New York Times.
Khí thải nhà kính do con người thải vào khí quyển đang làm Trái Đất ấm lên đáng kể. Nếu tiếp tục với tốc độ này, băng sẽ tan chảy trên dãy Himalaya. Các nhà khoa học dự đoán ít nhất một phần ba băng ở dãy Himalaya và dãy Kush Hindu bên cạnh sẽ tan vào cuối thế kỷ này. Trong ảnh là một ngày nhiều mây chụp ở độ cao hơn 8.500 m so với mực nước biển trên đỉnh dãy Himalaya. Ảnh: The New York Times.
Vào thời điểm đó, hình ảnh này được chú thích là điểm cao nhất trên thế giới được chụp lại. Theo New York Times, những ngọn núi này là "tháp nước của châu Á". Khi băng tan dẫn đến mất nước sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống của hơn một tỷ người ở hạ lưu, đồng thời, không ai có thể chinh phục đỉnh Everest thêm nữa. Khi băng biến mất, nước cũng biến mất, ảnh hưởng đến hơn một tỷ người sống ở hạ lưu. Ảnh: The New York Times.
Theo Hà Lan/Zing.vn