Vượn cáo bay Sunda là một trong những loài động thực vật quý hiếm, khó bắt gặp trong tự nhiên. Đây là loài động vật được phát hiện ở Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Singapore.
Mặc dù có tên gọi là “vượn cái bay” nhưng chúng không hề biết bay. Trên thực tế, chúng chỉ chuyền từ cây này qua cây khác nhờ lớp màng rộng nối giữa các chi. Thức ăn khoái khẩu của chúng là hoa quả, chồi non.
Lửng chó hay Tanuki là một loài động vật bản địa ở khu vực Đông Á. Chúng là loài duy nhất còn tồn tại của chi Nyctereutes. Do vậy, con người không hề dễ dàng bắt gặp một cá thể lửng chó.
Theo các chuyên gia, lửng chó là loài động vật leo trèo rất giỏi và chúng sống chủ yếu trên các nhánh cây cao.
Chim bắt ruồi Hoàng gia Amazonian thuộc họ chim bắt ruồi bạo chúa. Chúng được tìm thấy trong các khu rừng, chủ yếu ở lưu vực sông Amazon.
Các chuyên gia cho hay loài chim bắt ruồi Hoàng gia Amazonian thường xây tổ rất lớn (đôi khi dài tới 2m) trên các nhánh cây gần mặt nước để tránh kẻ thù.
Cây mắt búp bê là loài thực vật có hình dáng kỳ lạ. Theo lý giải của giới khoa học, cây mắt búp bê là cách gọi khác của cây Actaea pachypoda hoặc Baneberry. Đây là một loại cây quả nhỏ có nguồn gốc từ những cánh rừng Bắc Mỹ.
Sở dĩ loài cây này có tên gọi như vậy là vì hình dáng của quả giống hệt mắt búp bê. Cây Actaea pachypoda cao khoảng 60 cm, có rất ít lá. Thân cây màu đỏ và những quả nhỏ kết thành chùm màu trắng, có chấm đen. Mặc dù nhìn đẹp mắt nhưng quả của cây mắt búp bê khá độc, có thể gây tử vong.
Hydnellum peckii là một loại nấm kỳ lạ khiến nhiều người kinh ngạc khi có thể tiết ra một chất dịch màu đỏ như máu trên bề mặt của nó. Thêm nữa, hình dạng của loài nấm này trông giống một chiếc răng khiến. Vậy nên, nó được đặt biệt danh là “nấm răng chảy máu”.
Loài nấm Hydnellum peckii phân bố chủ yếu ở Bắc Mỹ và châu Âu. Mặc dù không có độc nhưng ít người ăn loài nấm này vì chúng có mùi khá khó chịu và vị hăng đắng của dịch màu đỏ.
Mời độc giả xem video: Khi động vật hoang dã kêu cứu. Nguồn: VTV24.
Tâm Anh (TH)