Những phát hiện này đã được công bố thông qua 56 bài báo khoa học trên các tạp chí thế giới, đa dạng về các loại thực vật, chủ yếu là thân thảo, dây leo và cây bụi.
Theo thống kê của Tiến sĩ Phạm Thành Trang và Tiến sĩ Phạm Văn Thế, có sự gia tăng về số lượng loài mới so với những năm trước, với 8 loài nhiều hơn năm 2022 và 17 loài nhiều hơn năm 2021.
Những phát hiện này mang lại ý nghĩa lớn trong việc hiểu biết về sự đa dạng của thực vật trên Trái Đất, làm tiền đề cho các nghiên cứu về đa dạng gene và tài nguyên thực vật.
Nhiều loài mới cũng có giá trị dược liệu cao, hứa hẹn trong nghiên cứu y tế và chống lại các bệnh truyền nhiễm. Ngoài ra, một số loài có tiềm năng kinh tế cao, có thể được sử dụng trong lĩnh vực làm cảnh, thực phẩm, và giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì hệ sinh thái bản địa.
Trong số các loài mới được phát hiện ở Việt Nam này, như Mạch môn Mường Nhé Ophiopogon muongnhensis ở tỉnh Điện Biên, đã được công bố trong các tạp chí khoa học như Phytotaxa vào tháng 4/2023.
Đây là loài thực vật sống trên cạn, mọc nơi râm mát và ẩm ven suối. Chúng thuộc họ phụ Linh lan (Convallarioideae), và thuộc họ Măng tây (Asparagaceae).
Một số đặc điểm nổi bật của loài này gồm: cây thân rễ có lá dài đến 90 cm, lá hình dải thuôn, mặt dưới lá sáng bạc, cụm hoa cao khoảng 20 cm mang 9-12 chùm hoa, mỗi chùm thường mang 2 hoa. Hoa màu trắng, hơi xanh và có nhiều đốm tím ở mặt trong cánh hoa.
Tuy nhiên, hoa của loài này khá nhỏ, khi mở căng thì đường kính khoảng 2 cm. Chùm quả khi chín có màu xanh tím. Về giá trị tài nguyên, các loài Mạch môn thường có giá trị làm cảnh và làm dược liệu.
Mời quý độc giả xem thêm video: Cận cảnh loài sinh vật ở Việt Nam có chất lỏng siêu đắt đỏ.
Thiên Trang (th)