Pháo phản lực phóng loạt BM-13 Katyusha được phát triển từ nửa cuối những năm 1930 và chính thức được đưa vào biên chế Hồng quân Liên Xô tháng 6/1941, chỉ vài giờ trước khi quân Đức vượt qua biên giới Liên Xô trong chiến tranh thế giới thứ II. Ảnh: Xe phóng của hệ thống BM-13
Ở thời điểm đưa vào biên chế Hồng quân, pháo phản lực BM-13 Katyusha được xếp vào loại vũ khí tuyệt mật, mọi thông số đều được giấu kín, mỗi bệ phóng đều có thiết bị nổ để ngăn không cho người Đức có thể bắt sống nó trên chiến trường. Các đơn vị pháo phản lực cũng được đặt tên là các đơn vị cối cận vệ để đánh lạc hướng. Ảnh: Cận cảnh bệ phóng và rocket của BM-13.
Hệ thống pháo phản lực phóng loạt BM-13 sử dụng các rocket RS-83 cỡ nòng 132mm vốn đã được sản xuất rất lâu từ trước nhưng được trang bị cho các máy bay để tấn công mặt đất. Về cơ bản, chi phí sản xuất một hệ thống BM-13 tương đối rẻ và nhanh chóng, lại đáp ứng tốt nhu cầu chi viện hỏa lực cao của Hồng quân trên chiến trường.
Dàn phóng có thiết kế khá đơn giản, bao gồm một giá có gắn những thanh phóng bằng thép, là chỗ đặt đạn phản lực; với bộ khung gập để nâng thanh phóng lên vị trí thuận lợi để khai hỏa. Mỗi xe tải có từ 14 tới 48 bộ phóng.
Đạn rocket sử dụng cho BM-13 là loại RS-82 cỡ 132mm, dài 180cm và nặng 42kg, tầm bắn tối đa khoảng 5.4km, nó sử dụng một loại bột thuốc nổ dùng để phóng tên lửa vô cùng đặc biệt khiến cho Đức quốc xã cũng không thể sao chép chúng sau khi đã thu được một hệ phóng BM-13 từ Liên Xô. Ảnh: Đạn rocket RS-82
Lần đầu tiên BM-13 được thực chiến là ở trận Orsha ở Belarus cách Moscow 500km về phía tây vào ngày 17/4/1941, những gì Katyusha thể hiện là ngoài sức mong đợi, nó nhanh chóng oanh tạc khu vực và rút lui. Sự tàn phá và gây hoảng loạn đối với kẻ thù chủ yếu do Katyusha có thể đẩy đi hàng tấn thuốc nổ chỉ trong vài giây và bao trùm một khu vực rộng lớn. Hỏa lực của thứ vũ khí này có thể so sánh với hỏa lực của 70 khẩu pháo hạng nặng cộng lại.
Tuy nhiên, không giống như những khẩu pháo mặt đất, BM-13 linh hoạt hơn, có thể nhanh chóng di chuyển sau khi khai hỏa. Các tên lửa Katyusha cũng được thiết kế với tính năng giấu đường bay, vì vậy quân địch thường không thể xác định được vị trí trận địa của các bệ pháo phản lực mà đáp trả.
Đến cuối năm 1942, quân đội Liên Xô có tổng cộng 3.237 hệ thống pháo phản lực BM-13 và sau thế chiến họ đã sản xuất khoảng 10.000 khẩu Katyusha. Những hệ thống này tiếp tục được Liên Xô sử dụng cho đến thời kỳ chiến tranh lạnh trước khi được thay thế bởi loại pháo phản lực hiện đại hơn là BM-21. Liên Xô cũng đã xuất khẩu BM-13 đến nhiều nơi trên thế giới và trong đó có Việt Nam. Ảnh: Cận cảnh số hiệu của một bệ phóng BM-13
Mặc dù có uy lực mạnh và sức hủy diệt trên diện rộng tuy nhiên BM-13 vẫn có những nhược điểm của riêng nó như: Độ chính xác thấp, thời gian nạp đạn khá lâu và tốc độ xả đạn nhanh khiến nó không thể duy trì mật độ hỏa lực lâu như các loại pháo mặt đất. Ảnh: Chiến sĩ Hồng quân đang nạp đạn cho BM-13 - Nguồn: TL.
Tuy nhiên với sức mạnh khủng khiếp, BM-13 thực sự khiến cho quân Đức khiếp sợ trên chiến trường, gây ra tinh thần hoảng loạn và mất bình tĩnh bởi sự công phá ghê gớm của hàng tấn thuốc nổ trên một khu vực rộng lớn. Ảnh: TL.
Pháo phản lực BM-13 cũng chính là một trong những vũ khí thành công và nổi tiếng nhất của Liên Xô trong cuộc chiến tranh thế giới lần II. Thật trùng hợp là cái tên Katyusha cũng là tên một bài hát nổi tiếng của Liên Xô, quân đội Đức đã đặt một biệt hiệu khác cho BM-13 là “cây đàn Organ của Stalin”. Ảnh: TL.
Video Xem pháo phản lực BM-21 Việt Nam phóng đạn diệt mục tiêu - Nguồn: QPVN
Hùng Dũng