Tận mục 'thủy quái' nước ngọt lớn nhất thế giới náu mình ở sông Amazon

Cá Arapaima là 'thủy quái' nước ngọt lớn nhất sông Amazon. Khi trưởng thành, chúng có thể nặng tới 100 - 200 kg. Thế giới từng ghi nhận có con Arapaima nặng tới 300 kg.

Cá hải tượng long hay còn gọi Arapaima là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. " Thủy quái" nước ngọt này phân bố ở sông Amazon, Nam Mỹ.

Cá hải tượng long hay còn gọi Arapaima là một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới. " Thủy quái" nước ngọt này phân bố ở sông Amazon, Nam Mỹ.

Khi trưởng thành, trọng lượng trung bình của cá hải tượng long khoảng 100 - 200 kg, dài khoảng 2m.

Khi trưởng thành, trọng lượng trung bình của cá hải tượng long khoảng 100 - 200 kg, dài khoảng 2m.

Thế giới từng ghi nhận một con cá hải tượng long có chiều dài cơ thể lên tới 4m và nặng 300 kg.

Thế giới từng ghi nhận một con cá hải tượng long có chiều dài cơ thể lên tới 4m và nặng 300 kg.

Thức ăn thường ngày của "thủy quái" Arapaima gồm: cá, động vật giáp xác hay sinh vật nhỏ gần bờ. Thỉnh thoảng, chúng có thể phi lên mặt nước cao vài mét để tóm các con chim để ăn thịt.

Thức ăn thường ngày của "thủy quái" Arapaima gồm: cá, động vật giáp xác hay sinh vật nhỏ gần bờ. Thỉnh thoảng, chúng có thể phi lên mặt nước cao vài mét để tóm các con chim để ăn thịt.

Khi bé, cá hải tượng long có vảy màu xám bạc, thân hình tròn và thuôn dài. Phần đầu của nó trông giống đầu cá lóc.

Khi bé, cá hải tượng long có vảy màu xám bạc, thân hình tròn và thuôn dài. Phần đầu của nó trông giống đầu cá lóc.

Vảy của cá hải tượng long khi trưởng thành có màu sắc đậm hơn, ngả nâu xám và có ánh kim. Trên vảy vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn của loài cá nước ngọt này có điểm màu đỏ cam nổi bật.

Vảy của cá hải tượng long khi trưởng thành có màu sắc đậm hơn, ngả nâu xám và có ánh kim. Trên vảy vây lưng, vây đuôi và vây hậu môn của loài cá nước ngọt này có điểm màu đỏ cam nổi bật.

Do có cơ thể "khủng" nên lớn khiến cá hải tượng long không thể sử dụng nguồn oxy sẵn có trong nước để thở. Do vậy, loài cá này thường xuyên phải nổi lên mặt nước để lấy dưỡng khí.

Do có cơ thể "khủng" nên lớn khiến cá hải tượng long không thể sử dụng nguồn oxy sẵn có trong nước để thở. Do vậy, loài cá này thường xuyên phải nổi lên mặt nước để lấy dưỡng khí.

Chính vì có thói quen thở trên mặt nước nên cá hải tượng long dễ dàng bị các ngư dân đánh bắt.

Chính vì có thói quen thở trên mặt nước nên cá hải tượng long dễ dàng bị các ngư dân đánh bắt.

Hai mang lớn của cá hải tượng long có chứa các bóng khí đặc biệt. Nhờ vậy, chúng có thể giãn nở để chứa oxy giúp nhịn thở từ 5 - 15 phút sau mỗi lần nổi lên mặt nước.

Hai mang lớn của cá hải tượng long có chứa các bóng khí đặc biệt. Nhờ vậy, chúng có thể giãn nở để chứa oxy giúp nhịn thở từ 5 - 15 phút sau mỗi lần nổi lên mặt nước.

Thêm nữa, cá hải tượng long có lớp mao mạch trong cổ họng có chức năng như phổi của động vật trên cạn. Do đó, chúng có thể sống sót qua mùa nước cạn hay trong điều kiện thiếu oxy ở vùng ngập nước Amazon bằng cách vùi mình trong lớp bùn cát của đầm lầy và thở bằng miệng.

Thêm nữa, cá hải tượng long có lớp mao mạch trong cổ họng có chức năng như phổi của động vật trên cạn. Do đó, chúng có thể sống sót qua mùa nước cạn hay trong điều kiện thiếu oxy ở vùng ngập nước Amazon bằng cách vùi mình trong lớp bùn cát của đầm lầy và thở bằng miệng.

Mời độc giả xem video: Dân nuôi cá lồng lao đao vì sông Đà cạn trơ đáy. Nguồn: VTV24.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tan-muc-thuy-quai-nuoc-ngot-lon-nhat-the-gioi-nau-minh-o-song-amazon-1723311.html