Tấn thảm kịch của chiến hạm Mỹ khi Thế chiến II sắp kết thúc

Tuần dương hạm USS Indianapolis của Mỹ đã nổ tung vào những ngày cuối cùng của Thế chiến II. Chỉ có 317 trong số 1.196 người trên tàu được cứu sống.

Vào ngày 30/07/1945, khi thời điểm kết thúc của Thế chiến II chỉ còn được đếm bằng ngày, một thảm kịch đã xảy ra với hải quân Mỹ.

Vào ngày 30/07/1945, khi thời điểm kết thúc của Thế chiến II chỉ còn được đếm bằng ngày, một thảm kịch đã xảy ra với hải quân Mỹ.

Chuyện bắt đầu vào ngày 26/07/1945, khi tuần dương hạm USS Indianapolis được giao thực hiện nhiệm vụ chuyển các thành phần chính của quả bom nguyên tử Mỹ đến đảo Tinian ở Nam Thái Bình Dương.

Chuyện bắt đầu vào ngày 26/07/1945, khi tuần dương hạm USS Indianapolis được giao thực hiện nhiệm vụ chuyển các thành phần chính của quả bom nguyên tử Mỹ đến đảo Tinian ở Nam Thái Bình Dương.

Nhiệm vụ này được xếp vào loại tuyệt mật và thủy thủ đoàn hoàn toàn không biết gì về thứ hàng họ đang vận chuyển. Sau khi giao hàng ở Tinian, tàu đến căn cứ của quân đội Mỹ tại đảo Guam.

Nhiệm vụ này được xếp vào loại tuyệt mật và thủy thủ đoàn hoàn toàn không biết gì về thứ hàng họ đang vận chuyển. Sau khi giao hàng ở Tinian, tàu đến căn cứ của quân đội Mỹ tại đảo Guam.

Tại đây, tàu USS Indianapolis nhận lệnh hợp quân với tàu USS Idaho tại Vịnh Leyte ở Philippines để chuẩn bị cho việc đổ bộ vào Nhật Bản. Thủy thủ đoàn Indianapolis không biết rằng đây là chuyến đi cuối cùng của con tàu.

Tại đây, tàu USS Indianapolis nhận lệnh hợp quân với tàu USS Idaho tại Vịnh Leyte ở Philippines để chuẩn bị cho việc đổ bộ vào Nhật Bản. Thủy thủ đoàn Indianapolis không biết rằng đây là chuyến đi cuối cùng của con tàu.

Nửa đêm ngày 30/07, tại vùng biển giữa vịnh Guam và vịnh Leyte, một tàu ngầm của Nhật Bản đã bắn ngư lôi vào Indianapolis, gây ra vụ nổ làm vỡ con tàu và khiến nó chìm trong khoảng 12 phút.

Nửa đêm ngày 30/07, tại vùng biển giữa vịnh Guam và vịnh Leyte, một tàu ngầm của Nhật Bản đã bắn ngư lôi vào Indianapolis, gây ra vụ nổ làm vỡ con tàu và khiến nó chìm trong khoảng 12 phút.

Khoảng 300 người bị mắc kẹt bên trong và chết chìm cùng con tàu. 900 người khác đã rơi xuống nước và nhiều trong số họ đã chết vì đuối nước, bị cá mập tấn công, bị suy kiệt hoặc chấn thương do vụ nổ.

Khoảng 300 người bị mắc kẹt bên trong và chết chìm cùng con tàu. 900 người khác đã rơi xuống nước và nhiều trong số họ đã chết vì đuối nước, bị cá mập tấn công, bị suy kiệt hoặc chấn thương do vụ nổ.

Phải bốn ngày sau, một chiếc máy bay chống ngầm trên chuyến tuần tra thường lệ mới phát hiện ra những người còn sống sót và dùng sóng radio kêu gọi hỗ trợ.

Phải bốn ngày sau, một chiếc máy bay chống ngầm trên chuyến tuần tra thường lệ mới phát hiện ra những người còn sống sót và dùng sóng radio kêu gọi hỗ trợ.

Chỉ có 317 trong số 1.196 người trên tàu được cứu sống. Chính phủ Mỹ đã giữ kín thảm kịch Indianapolis cho đến ngày 15/08, để đảm bảo rằng vụ việc sẽ bị lu mờ trước thông báo của Tổng thống Truman, rằng Nhật Bản đã đầu hàng.

Chỉ có 317 trong số 1.196 người trên tàu được cứu sống. Chính phủ Mỹ đã giữ kín thảm kịch Indianapolis cho đến ngày 15/08, để đảm bảo rằng vụ việc sẽ bị lu mờ trước thông báo của Tổng thống Truman, rằng Nhật Bản đã đầu hàng.

Tháng 11/1945, hạm trưởng Charles McVay đã bị đưa ra tòa quân sự vì đã không sử dụng hải trình ngoằn ngoèo có thể giúp tàu Indianapolis trốn tránh tàu ngầm của kẻ thù trong khu vực.

Tháng 11/1945, hạm trưởng Charles McVay đã bị đưa ra tòa quân sự vì đã không sử dụng hải trình ngoằn ngoèo có thể giúp tàu Indianapolis trốn tránh tàu ngầm của kẻ thù trong khu vực.

McVay đã tự sát vào năm 1968. Nhiều thủy thủ sống sót sau thảm họa tin rằng quân đội đã biến McVay thành vật tế thần. Phải đến năm 2000, Quốc hội Mỹ đã trả lại thanh danh cho hạm trưởng tàu Indianapolis.

McVay đã tự sát vào năm 1968. Nhiều thủy thủ sống sót sau thảm họa tin rằng quân đội đã biến McVay thành vật tế thần. Phải đến năm 2000, Quốc hội Mỹ đã trả lại thanh danh cho hạm trưởng tàu Indianapolis.

Mời quý độc giả xem video: Vụ nổ tàu ngầm Kursk - Tai nạn thảm khốc nhất của Hải quân Nga.

T.B (tổng hợp)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/ta-tay/tan-tham-kich-cua-chien-ham-my-khi-the-chien-ii-sap-ket-thuc-1560045.html