Ông Phan Đắc Mậu Đại (46 tuổi) là một bác sĩ thú y. 13 năm nay, ông rong ruổi, bỏ công sức đi khắp các buôn làng, đoàn xiếc, cơ sở nuôi nhốt thú tại các tỉnh, thành phố để thuyết phục các tổ chức, cá nhân chuyển giao, bán lại các cá thể thú.
Đặc biệt, vườn thú của ông Đại có 7 con voi là một trong những đàn voi thuần dưỡng lớn nhất cả nước thuộc về một cá nhân sở hữu.
Trong đó, có một chú voi tên Bắc On (ở giữa) bị ảnh hưởng bởi chất kích thích được ông Đại cứu năm 2005. Mất 2 năm chạy chữa, giờ đây, chú voi Bắc On đang phát triển tốt.
Du khách nước ngoài thích cho đàn vượn quý hiếm ăn.
Sở hữu một cặp chồn gấu cách đây 17 năm, đến nay vườn thú ông Đại đã có thêm 38 cá thể mới.
Du khách thích thú chơi cùng đàn thú
Cặp đôi 'chúa sơn lâm' được nuôi nhốt chung trong không gian chuồng rộng hàng trăm mét vuông, chắc chắn và được chăm sóc kĩ càng.
Ông Đại cho biết, năm 2010, một vườn thú tại TPHCM gặp khó khăn trong việc nuôi dưỡng, bảo tồn 2 cá thể hổ nên tìm đơn vị đủ điều kiện để chuyển nhượng. Ông đã mạnh dạn mua 2 cá thể hổ về bảo tồn.
Ông Đại cho hay, các cá thể thú ở vườn đều có nguồn gốc rõ ràng, đủ điều kiện nuôi. Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Lâm Đồng cũng tạo điều kiện để ông thử nghiệm nuôi, bảo tồn và phát triển các cá thể này.
Một cán bộ xã Hiệp An, huyện Đức Trọng xác nhận, gia đình ông Phan Đắc Mậu Đại được cơ quan chức năng cấp phép nuôi nhốt, bảo tồn động vật. Toàn bộ động vật trong vườn thú nhà ông Đại có giấy tờ, pháp lý rõ ràng.
Hiện nay vườn thú này đang bảo tồn khoảng 1.000 cá thể các loại.
Thái Lâm