Tăng cường chăm sóc, phòng ngừa sinh vật gây hại trên lúa xuân

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn T.Ư, các đợt rét đậm, rét hại tiếp tục xuất hiện trong thời gian tới. Một số đối tượng sâu bệnh hại có thể phát sinh gây hại ngay từ giai đoạn mạ, lúa mới cấy và là nguồn lây lan trên diện rộng nếu không có các biện pháp ngăn chặn kịp thời. Do đó, những ngày này, ngành nông nghiệp và các địa phương thường xuyên bám sát đồng ruộng, phát hiện sớm, phòng trừ sâu bệnh hại kịp thời, góp phần sản xuất vụ xuân giành thắng lợi, đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ cho người dân, nhất là trong bối cảnh đại dịch Covid-19 diễn biến phức tạp.

Your browser does not support the audio element.

 Nông dân thôn Hồng Phong, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) che phủ nilon chống rét cho mạ. Tại huyện Mai Châu, thời điểm này, nông dân các xã, thị trấn tiến hành ngâm, ủ mạ để chuẩn bị gieo cấy. Đồng chí Lê Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện cho biết: Theo kế hoạch, vụ xuân này, toàn huyện gieo cấy 850 ha lúa. Mặc dù hiện tại trên địa bàn chưa phát hiện có đối tượng gây hại xuất hiện trên mạ non, tuy nhiên, Trung tâm DVNN huyện đã chỉ đạo các địa phương tăng cường theo dõi đồng ruộng, hướng dẫn nông dân cách xử lý khi xuất hiện hiện tượng gây hại trên mạ. Đồng thời chuẩn bị nilon để che chắn, chống rét, đảm bảo cho mạ phát triển tốt. Theo kế hoạch, trong vụ này, diện tích trồng lúa toàn tỉnh trên 15.543 ha. Hiện nay, nông dân tích cực chuẩn bị giống, vật tư, ngâm, ủ, gieo mạ chuẩn bị cấy lúa xuân chính vụ và xuân muộn. Một số đối tượng sâu bệnh hại như: Bệnh nấm mốc, tập đoàn rầy, ốc bươu vàng, chuột... có thể phát sinh gây hại trên mạ, lúa trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại. Vì vậy, để hạn chế tối đa những tác động bất lợi của thời tiết cũng như dịch hại ảnh hưởng đến mạ và lúa mới cấy, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) đề nghị các cơ quan chuyên môn cấp huyện hướng dẫn nông dân thực hiện tốt Văn bản số 2125/UBND-NNTN, ngày 27/12/ 2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo, phòng trừ chuột bảo vệ sản xuất; Văn bản số 3102/SNN-TTBVTV, ngày 17/11/2021 của Sở NN&PTNT về việc tăng cường sản xuất vụ đông, chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân năm 2022. Theo đó, đối với những diện tích mạ đã gieo, Chi cục TT&BVTV khuyến cáo các địa phương phải thường xuyên kiểm tra luống mạ. Nếu xuất hiện bệnh, có thể sử dụng các loại thuốc như Anvil 5SC, Tilt super 300EC để trừ bệnh khô vằn; Filia 525SE, Chubeca 1.8SL, Antracol 70 WP, Flintpro 648WG trừ bệnh đạo ôn... Những ruộng bị nặng phun kép 2 lần, đảm bảo cây mạ sạch bệnh khi đưa ra ruộng sản xuất. Hủy bỏ những luống mạ bị bệnh quá nặng, không có khả năng phục hồi. Khi thời tiết ấm, phải mở nilon ở 2 đầu luống, không mở hoàn toàn ngay để tránh mạ bị sốc nhiệt. Cần cung cấp bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón qua lá, chế phẩm kích thích sinh trưởng, phân vi lượng... để tăng khả năng chống chịu và khả năng phục hồi cho mạ. Đối với diện tích lúa đã cấy, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các địa phương chỉ đạo nông dân chăm sóc, làm cỏ, bón phân kịp thời cho diện tích lúa đã cấy và các cây trồng cạn khác theo đúng quy trình kỹ thuật. Điều tra, phát hiện và chỉ đạo phòng trừ kịp thời những diện tích bị nhiễm sâu bệnh, phòng tránh lây thành dịch. Ngoài ra, với các đối tượng gây hại như ốc bươu vàng, chuột... Trước khi cấy, nông dân cần làm đất kỹ, cày bừa san đều ruộng, tránh lồi lõm trũng nước. Tăng cường vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi để chuột hại không có nơi ẩn nấp. Gieo trồng đồng loạt theo từng cánh đồng để cắt đứt nguồn thức ăn của chuột... Thu Hằng

Nông dân thôn Hồng Phong, xã Yên Bồng (Lạc Thủy) che phủ nilon chống rét cho mạ. Tại huyện Mai Châu, thời điểm này, nông dân các xã, thị trấn tiến hành ngâm, ủ mạ để chuẩn bị gieo cấy. Đồng chí Lê Thị Thu Trang, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp (DVNN) huyện cho biết: Theo kế hoạch, vụ xuân này, toàn huyện gieo cấy 850 ha lúa. Mặc dù hiện tại trên địa bàn chưa phát hiện có đối tượng gây hại xuất hiện trên mạ non, tuy nhiên, Trung tâm DVNN huyện đã chỉ đạo các địa phương tăng cường theo dõi đồng ruộng, hướng dẫn nông dân cách xử lý khi xuất hiện hiện tượng gây hại trên mạ. Đồng thời chuẩn bị nilon để che chắn, chống rét, đảm bảo cho mạ phát triển tốt. Theo kế hoạch, trong vụ này, diện tích trồng lúa toàn tỉnh trên 15.543 ha. Hiện nay, nông dân tích cực chuẩn bị giống, vật tư, ngâm, ủ, gieo mạ chuẩn bị cấy lúa xuân chính vụ và xuân muộn. Một số đối tượng sâu bệnh hại như: Bệnh nấm mốc, tập đoàn rầy, ốc bươu vàng, chuột... có thể phát sinh gây hại trên mạ, lúa trong điều kiện thời tiết rét đậm, rét hại. Vì vậy, để hạn chế tối đa những tác động bất lợi của thời tiết cũng như dịch hại ảnh hưởng đến mạ và lúa mới cấy, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật (TT&BVTV) đề nghị các cơ quan chuyên môn cấp huyện hướng dẫn nông dân thực hiện tốt Văn bản số 2125/UBND-NNTN, ngày 27/12/ 2019 của UBND tỉnh về việc tăng cường chỉ đạo, phòng trừ chuột bảo vệ sản xuất; Văn bản số 3102/SNN-TTBVTV, ngày 17/11/2021 của Sở NN&PTNT về việc tăng cường sản xuất vụ đông, chuẩn bị cho sản xuất vụ xuân năm 2022. Theo đó, đối với những diện tích mạ đã gieo, Chi cục TT&BVTV khuyến cáo các địa phương phải thường xuyên kiểm tra luống mạ. Nếu xuất hiện bệnh, có thể sử dụng các loại thuốc như Anvil 5SC, Tilt super 300EC để trừ bệnh khô vằn; Filia 525SE, Chubeca 1.8SL, Antracol 70 WP, Flintpro 648WG trừ bệnh đạo ôn... Những ruộng bị nặng phun kép 2 lần, đảm bảo cây mạ sạch bệnh khi đưa ra ruộng sản xuất. Hủy bỏ những luống mạ bị bệnh quá nặng, không có khả năng phục hồi. Khi thời tiết ấm, phải mở nilon ở 2 đầu luống, không mở hoàn toàn ngay để tránh mạ bị sốc nhiệt. Cần cung cấp bổ sung dinh dưỡng bằng phân bón qua lá, chế phẩm kích thích sinh trưởng, phân vi lượng... để tăng khả năng chống chịu và khả năng phục hồi cho mạ. Đối với diện tích lúa đã cấy, tranh thủ thời tiết thuận lợi, các địa phương chỉ đạo nông dân chăm sóc, làm cỏ, bón phân kịp thời cho diện tích lúa đã cấy và các cây trồng cạn khác theo đúng quy trình kỹ thuật. Điều tra, phát hiện và chỉ đạo phòng trừ kịp thời những diện tích bị nhiễm sâu bệnh, phòng tránh lây thành dịch. Ngoài ra, với các đối tượng gây hại như ốc bươu vàng, chuột... Trước khi cấy, nông dân cần làm đất kỹ, cày bừa san đều ruộng, tránh lồi lõm trũng nước. Tăng cường vệ sinh đồng ruộng, phát quang bờ bụi để chuột hại không có nơi ẩn nấp. Gieo trồng đồng loạt theo từng cánh đồng để cắt đứt nguồn thức ăn của chuột... Thu Hằng

Nguồn Hòa Bình: http://www.baohoabinh.com.vn/28/162182/tang-cuong-cham-soc,-phong-ngua-sinh-vat-gay-hai-tren-lua-xuan.htm