Tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ

Thời gian qua, Ninh Bình đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tăng cường công tác quản lý Nhà nước về sở hữu trí tuệ (SHTT), trong đó, thực hiện chính sách hỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ, phát huy các hoạt động sáng kiến trên địa bàn.

Cây dứa đã được cấp Chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm dứa Đồng Giao (thành phố Tam Điệp).

Sở Khoa học và Công nghệ đã tham mưu với UBND tỉnh, HĐNDtỉnh ban hành Nghị quyết số 22/2017/NQ-HĐND, ngày 6/7/2017 Quy định chính sáchhỗ trợ xác lập quyền sở hữu công nghiệp và phát triển nhãn hiệu cho các sảnphẩm của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh Ninh Bình giai đoạn2017- 2020 và Kế hoạch 116/KH-UBND ngày13/10/2017 của UBND tỉnh về thực hiện Nghị quyết số 22.

Trước hết, công táctuyên truyền, nâng cao nhận thức về SHTT đã được Sở Khoa học và Công nghệ(KHCN) triển khai, duy trì thường xuyên, liên tục và có chiều sâu với nhiêùhình thức như: Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo, tuyên truyền trên Báo NinhBình, Đài Phát thanh và Truyền hình Ninh Bình, tuyên truyền trên Bản tin thôngtin khoa học và công nghệ và trên Trang thông tin điện tử của Sở, góp phần tạochuyển biến nhận thức về SHTT của các cấp, các ngành và toàn xã hội, đồng thơìbảo vệ quyền SHTT cho những phát minh, sáng tạo nhằm khuyến khích nghiên cưúsáng tạo. Song song với tuyên truyền, Sở KHCN chú trọng công tác tư vấn, hướngdẫn cho các tổ chức, cá nhân xác lập, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp.

Theothống kê từ năm 2017-2018, tỉnh Ninh Bình nộp 315 đơn đăng ký xác lập quyền sởhữu công nghiệp đã có 122 đơn đăng ký được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.

Xác định việc cấp văn bằng nhãn hiệu hàng hóa góp phần tạonên tên tuổi, uy tín cho sản phẩm, giúp các sản phẩm này có thể vươn tới cácthị trường trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, nhà sản xuất yên tâm, mở rộng sảnxuất, thị trường tiêu thụ, đầu tư cải tiến máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất,áp dụng dây chuyền thiết bị tiên tiến, từ đó nâng cao giá trị của sản phẩm hànghóa, tạo ra sản phẩm đặc trưng, thế mạnh, góp phần phát triển kinh tế - xã hôịđịa phương.

Với ý nghĩa đó, thời gian qua, Sở KHCN đã hỗ trợ đăng ký bảo hộ chocác sản phẩm của các tổ chức, cá nhân như: Rau, quả được bảo quản của Công tycổ phần chế biến nông sản Việt Xanh; dịch vụ nhà hàng, khách sạn Doanh nghiệptư nhân Hoàng Sơn, sản xuất, chiết suất tinh dầu dược liệu của HTX Sinh Dược,Nấm ăn và nấm dược liệu của HTX nấm Nhật Minh, Bao bì đựng sản phẩm đậu Hà Lancủa Công ty TNHH Thanh An, Bao bì đựng sản phẩm rượu của Công ty TNHH SXKD&TM Kim Thành.

Cùng với đó, Sở KHCN đã hỗ trợ phát triển nhãn hiệu của Công ty TNHH thêu may Việt Thái, Công tyTNHH Nga Hải, Doanh nghiệp tư nhân Phú Quý…Trên cơ sở các nhiệm vụ hỗ trợ pháttriển tài sản trí tuệ của tỉnh được triển khai nghiên cứu, Cục Sở hữu trí tuệđã cấp văn bằng bảo hộ cho các sản phẩm: Cói mỹ nghệ Kim Sơn, đá mỹ nghệ NinhVân, cá Tràu tiến Vua, thêu ren Văn Lâm-Ninh Hải, cơm cháy Ninh Bình, mắm tépGia Viễn, khoai lang Hoàng Long, khoai sọ Yên Quang và đã xây dựng thành côngChỉ dẫn địa lý cho sản phẩm “Dứa Đồng Giao” và “Dê núi Ninh Bình”.

Để nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về SHTT, cần sự phôíhợp với các ban, ngành, đoàn thể, địa phương nhằm nâng cao tính phòng ngừa,chống sản xuất, buôn bán hàng giả, nhãn hàng hóa và xâm phạm quyền SHTT. Cục Sởhữu trí tuệ cần mở các lớp đào tạo chuyên sâu về SHTT cho cán bộ quản lý SHTT ởđịa phương, chú trọng đến nội dung quyền SHTT, đồng thời tiếp tục hỗ trợ địaphương xác lập quyền bảo hộ đối với các tài sản trí tuệ, đặc biệt là trong lĩnhvực nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý…

Bài, ảnh:Minh Đường

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tang-cuong-cong-tac-quan-ly-nha-nuoc-ve-so-huu-tri-tue-20190829081359388p2c20.htm