Tăng cường phối hợp giữa pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp ngành Hải quan
Trong ngành Hải quan, các vụ, cục nghiệp vụ và cục, chi cục hải quan các tỉnh, thành phố đều có các tổ chức pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp nằm trong các phòng tổng hợp, văn phòng. Việc thực hiện các quan hệ phối hợp giữa các tổ chức pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp trong thời gian vừa qua đã đem lại hiệu quả thiết thực.
Hoàn thiện thể chế, chủ động tham mưu
Trong những năm qua, lực lượng pháp chế và cải cách hành chính tư pháp các cấp trong ngành Hải quan đã chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan thực hiện có hiệu quả việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn công tác, dự báo, phân tích, đánh giá tác động xã hội và nhiệm vụ bảo vệ nền hàng hóa “sạch”, minh bạch ở từng giai đoạn của đất nước, kịp thời đề xuất, kiến nghị, xây dựng trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật quan trọng.
Các tổ chức pháp chế và cải cách hành chính tư pháp trong ngành Hải quan không ngừng đổi mới trong việc tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các cục và các cấp, từng bước nâng tầm nhận thức lý luận, tư duy chính trị - pháp lý trong việc nghiên cứu, đề xuất và tham gia xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và các chiến lược phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo vệ an ninh kinh tế của quốc gia trong tình hình mới; xây dựng các thiết chế pháp luật, giải pháp phù hợp với thực tiễn của đất nước trong từng giai đoạn.
Triển khai thực hiện các nghị quyết của Bộ Chính trị, các nghị quyết, chỉ thị của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan, các tổ chức pháp chế và cải cách hành chính tư pháp trong ngành Hải quan đã thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối về xây dựng và luật hóa trong ngành Hải quan.
Cùng với đó, nhờ có sự phối hợp, các tổ chức pháp chế và cải cách hành chính tư pháp; tổ chức rà soát, đánh giá lại số lượng, chất lượng cán bộ công tác ở khắp các vị trí; cơ sở vật chất và các điều kiện bảo đảm phục vụ cho công tác để có biện pháp bố trí, luân chuyển cán bộ, bố trí nguồn lực đầu tư phù hợp; thường xuyên quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ...
Nâng cao hiệu quả công tác theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật
Hình ảnh người cán bộ ngành Hải quan tận tâm phục vụ cộng đồng doanh nghiệp, kiên quyết đấu tranh với các loại hành vi buôn lậu, hàng giả vì nền hàng hóa “sạch” xuất hiện ngày càng nhiều, mang tính phổ biến trên các phương tiện truyền thông.
Công tác theo dõi, kiểm tra việc thi hành pháp luật, thực hiện quy chế dân chủ là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của các tổ chức pháp chế và cải cách hành chính tư pháp trong ngành Hải quan.
Thời gian gần đây, công tác này ngày càng khởi sắc, đi vào nền nếp, có chiều sâu và đã thu được nhiều kết quả quan trọng.
Bằng những việc làm cụ thể, các tổ chức này đã góp phần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, lãnh đạo tổng cục, vụ, cục nghiệp vụ, tạo sự chuyển biến rõ rệt trong việc chấp hành, áp dụng các quy định của pháp luật trong thực thi công vụ, nâng cao chất lượng, hiệu quả thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Hải quan các cấp.
Đề xuất các giải pháp thiết thực
Để nâng cao hiệu quả công tác pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp trong ngành Hải quan, cần tập trung thực hiện một số giải pháp.
Một là, đề cao vai trò của cấp ủy, thủ trưởng các cấp đôn đốc nhắc nhở các tổ chức trong việc tăng cường mối quan hệ phối hợp giữa các tổ chức pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp ở các đơn vị cùng cấp, với cấp trên. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục cho cán bộ xác định rõ vị trí, vai trò và tầm quan trọng của công tác phối kết hợp giữa các tổ chức pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp, từ đó nâng cao trách nhiệm của cá nhân trong việc thực hiện mối quan hệ phối hợp này.
Hai là, các tổ chức pháp chế và cải cách hành chính tư pháp thuộc các đơn vị phải thường xuyên rà soát các văn bản pháp luật, các thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực quản lý. Thực hiện tốt việc công khai, minh bạch các thủ tục hành chính và các văn bản pháp.
Ba là, ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin phục vụ trong hoạt động phối kết hợp, đảm bảo thông tin được thông suốt trong trao đổi công việc, chuyên môn. Chú trọng việc đầu tư, trang bị nâng cấp hệ thống phần mềm ứng dụng để phục vụ cho việc liên lạc, các mối quan hệ thường xuyên được tương hỗ giữa các tổ chức này thuộc ngành Hải quan.
Bốn là, cán bộ làm việc tại bộ phận pháp chế và cải cách hành chính tư pháp cần nêu cao tinh thần trách nhiệm “vì Nhân dân”. Có thể tổ chức các buổi tọa đàm, giao lưu, học hỏi để hướng dẫn, trao đổi tư vấn giải quyết vấn đề và hồ sơ cho thấu đáo.
Lãnh đạo chỉ huy các cơ quan, địa phương tạo điều kiện cho cán bộ học tập nâng cao trình độ, kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, tham gia các lớp tập huấn quy trình sử dụng phần mềm có kết nối với Cổng dịch vụ công quốc gia và mạng nội bộ.