Tăng cường thu hút đầu tư vào các cụm công nghiệp

Những năm qua, tỉnh Ninh Bình đã đặc biệt quan tâm, chú trọng phát triển các cụm công nghiệp (CCN), đến nay đã thu hút lượng vốn đầu tư lớn từ các thành phần kinh tế trong và ngoài nước, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, làm thay đổi diện mạo ở nhiều vùng nông thôn, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động các địa phương.

Sản xuất tại Công ty TNHH Sanico Việt Nam (Cụm công nghiệp Gia Vân, Gia Viễn). Ảnh: Minh Quang

Tỷ lệ lấp đầy cao

Theo quy hoạch phát triển CCN Ninh Bình đến năm 2025, địnhhướng đến năm 2030 đã được phê duyệt, toàn tỉnh có 25 CCN, diện tích quy hoạch946,3 ha. Đối với 25 CCN đã được quy hoạch hiện đã có 15 CCN được phê duyệt quyhoạch chi tiết với tổng diện tích 609,84 ha.

Với mục tiêu phát triển bền vững các CCN trên địa bàn tỉnh,tạo hạt nhân để phát triển đồng đều giữa các vùng và các địa phương trong tỉnh,thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động, hiện đại hoánông nghiệp và nông thôn, tỉnh Ninh Bình luôn tạo môi trường thuận lợi để thuhút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp trongphát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hiện nay toàn tỉnh đã thu hút được 11doanh nghiệp làm chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng các CCN. 13 CCN đãthu hút được các nhà đầu tư thứ cấp, trong đó có 5 CCN là Cầu Yên, Ninh Phong,Yên Ninh, Phú Sơn, Sơn Lai có tỷ lệ lấp đầy đạt 100%.

Theo số liệu thống kê của Sở Công thương, năm 2018, toàntỉnh đã thu hút được 10 dự án đầu tư thứ cấp với tổng vốn đăng ký 1.909,1 tỷđồng, diện tích đã cho thuê 26,69 ha. Như vậy, đến nay các CCN đã thu hút 170dự án. Trong đó, có 75 dự án là của các doanh nghiệp, 95 dự án của các hộ sảnxuất, với tổng số vốn đăng ký đầu tư là 11.056,5 tỷ đồng; tổng số lượng laođộng đăng ký trong các dự án là 44.600 lao động. Doanh thu của các dự án đanghoạt động sản xuất, kinh doanh trong CCN năm 2018 đạt 5.360 tỷ đồng. Nộp ngânsách năm 2018 ước đạt 85 tỷ đồng.

Ngoài ra, trong năm 2018, Trung tâm đầu tư phát triển CCNthuộc Sở Công thương đã thẩm định 21 dự án đầu tư sản xuất, kinh doanh xin đâùtư vào các CCN là: Đồng Hướng, Gia Phú, Gia Vân, Văn Phong, Cầu Yên. Triển khaidẫn 36 nhà đầu tư trong và ngoài nước đi khảo sát, tìm hiểu cơ hội đầu tư vàoCCN Khánh Thượng, Gia Phú và các CCN khác trên địa bàn tỉnh.

Triển khai hoànthiện cơ sở pháp lý về môi trường đối với 3/7 CCN từ các huyện chuyển về Trungtâm quản lý. Hoàn thành in bổ sung bộ ấn phẩm giới thiệu về 25 CCN đã được UBNDtỉnh phê duyệt quy hoạch phát triển, bộ ấn phẩm giới thiệu Quy hoạch chi tiếtcác CCN cho các nhà đầu tư. Hoàn thành việc xây dựng phóng sự tài liệu về thuhút đầu tư vào các CCN trên địa bàn tỉnh Ninh Bình.

Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư chiến lược

Qua đánh giá của Sở Công thương, nhìn chung một số doanhnghiệp và cơ sở sản xuất, kinh doanh trong CCN đã duy trì hoạt động hiệu quả,làm tốt nghĩa vụ đối với ngân sách và tăng thu nhập cho người lao động trongdoanh nghiệp, các nhà máy sản xuất hoạt động trong CCN đã linh hoạt điều tiết,mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, từ đó duy trì ổn định sản xuất, kinhdoanh, một số sản phẩm công nghiệp như sản xuất linh kiện ô tô, sản xuất thiếtbị điện tử, sản xuất giày da... Có mức tăng trưởng khá, đóng góp tích cực vàokết quả chung của công nghiệp toàn tỉnh.

Một số dự án sau thời gian đầu tư nay đã đi vào sản xuất nhưnhà máy sản xuất, linh kiện điện tử Công ty TNHH Sanico Việt Nam, sản xuất linhkiện điện tử và các sản phẩm khác từ cao su Công ty TNHH Gorio, sản xuất ống xả- linh kiện ống xả ô tô Công ty TNHH Sejung Việt Nam, với tổng số khoảng 1.025lao động, góp phần tạo và giải quyết việc làm cho người lao động địa phương.

Hoạt động của một sốCCN làng nghề đã mang lại hiệu quả kinh tế - xã hội, góp phần phát triển côngnghiệp, tiểu thủ công nghiệp khu vực nông thôn và bảo vệ môi trường, giải quyếtnhiều việc làm cho lao động địa phương như CCN Ninh Phong, Ninh Vân... Các dưạ́n đầu tư trong CCN đã góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuấtcông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn, giúp cho nghề truyền thống sảnxuất gỗ mỹ nghệ, đá mỹ nghệ tiếp tục phát triển.

Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn có những tồn tại cần quan tâmgiải quyết như một số CCN trên địa bàn chưa có báo cáo đánh giá tác động môitrường của toàn CCN gây khó khăn khi thu hút đầu tư. Một số CCN chưa thực hiệnđúng trình tự để đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật CCN như chưa lập và phê duyệtquy hoạch chi tiết, chưa thực hiện tốt các quy định về quản lý dự án đầu tư xâydựng hạ tầng kỹ thuật nên đa số CCN mới chỉ xây dựng hệ thống công trình giaothông nội bộ, thiếu hạ tầng dùng chung của CCN như cấp nước, thoát nước, xử lýnước thải, cấp điện, cây xanh, chiếu sáng công cộng, thông tin nội bộ, nhà điêùhành, bảo vệ và các công trình khác phục vụ hoạt động của CCN.

Trong thời gian tới, Trung tâm tiếp tục đưa các nhà đầu tưtrong và ngoài nước đi khảo sát tình hình thực tế, tìm kiếm địa điểm đầu tư tạicác CCN. Bên cạnh đó sẽ tổ chức kiểm tra, khảo sát, hướng dẫn các dự án đầu tưxây dựng hạ tầng, dự án sản xuất, kinh doanh trong CCN, qua đó nắm được nhữngkhó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp.

Đẩy mạnh công tác kêu gọi thu hút đâùtư xây dựng kết cấu hạ tầng CCN từ các nguồn vốn, đặc biệt là nguồn vốn ngoàingân sách của các nhà đầu tư trong và ngoài nước; các dự án thứ cấp đầu tư sảnxuất các sản phẩm công nghiệp hỗ trợ trong lĩnh vực ô tô, điện tử, may mặc...Tăng cường tuyên truyền và hướng dẫn các doanh nghiệp, hộ sản xuất kinh doanhbảo vệ môi trường trong các CCN, khẩn trương hoàn thiện các quy định về môitrường đối với các CCN do Trung tâm làm chủ đầu tư.

Nguyễn Thơm

Nguồn Ninh Bình: http://baoninhbinh.org.vn/tang-cuong-thu-hut-dau-tu-vao-cac-cum-cong-nghiep-2019071109143133p2c22.htm