Tảng đá 'xuyên không' 2.500 năm xuất hiện ở nơi cực kỳ vô lý

Khoảng 2.500 năm trước, tại pháo đài cổ Rupinpiccolo ở Ý, các nhà khảo cổ đã phát hiện hai tảng đá hình tròn bí ẩn.

Một tảng đá biểu tượng cho Mặt Trời, tảng còn lại là bản đồ thiên thể. Điều đáng ngạc nhiên là các tảng đá này được chạm khắc vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, khi pháo đài đã bị bỏ hoang 100 năm. (Ảnh: archaeologymag)

Một tảng đá biểu tượng cho Mặt Trời, tảng còn lại là bản đồ thiên thể. Điều đáng ngạc nhiên là các tảng đá này được chạm khắc vào thế kỷ thứ IV trước Công nguyên, khi pháo đài đã bị bỏ hoang 100 năm. (Ảnh: archaeologymag)

Bản đồ thiên thể trên tảng đá bao gồm các chòm sao như Thiên Yết, Lạp Hộ, Tiên Hậu và cụm sao Thất Nữ. Các hình khắc này được thực hiện bằng búa và đục, nhưng mục đích và tác giả của chúng vẫn là bí ẩn. (Ảnh: archaeologymag)

Bản đồ thiên thể trên tảng đá bao gồm các chòm sao như Thiên Yết, Lạp Hộ, Tiên Hậu và cụm sao Thất Nữ. Các hình khắc này được thực hiện bằng búa và đục, nhưng mục đích và tác giả của chúng vẫn là bí ẩn. (Ảnh: archaeologymag)

Nếu được xác thực, chúng sẽ trở thành bản đồ thiên thể cổ nhất từng được phát hiện, đại diện cho những hiểu biết vượt thời gian. (Ảnh: independent)

Nếu được xác thực, chúng sẽ trở thành bản đồ thiên thể cổ nhất từng được phát hiện, đại diện cho những hiểu biết vượt thời gian. (Ảnh: independent)

Bản đồ thiên thể đã có một lịch sử lâu dài và phong phú, phản ánh sự tiến bộ của con người trong việc hiểu biết và khám phá vũ trụ. (Ảnh: RBC-Ukraine)

Bản đồ thiên thể đã có một lịch sử lâu dài và phong phú, phản ánh sự tiến bộ của con người trong việc hiểu biết và khám phá vũ trụ. (Ảnh: RBC-Ukraine)

Từ thời cổ đại, con người đã bắt đầu quan sát bầu trời và ghi chép lại vị trí của các ngôi sao và chòm sao. Người Babylon và Ai Cập cổ đại là những nền văn minh đầu tiên tạo ra các bản đồ sao để phục vụ cho mục đích nông nghiệp và tôn giáo. (Ảnh: Discover Magazine)

Từ thời cổ đại, con người đã bắt đầu quan sát bầu trời và ghi chép lại vị trí của các ngôi sao và chòm sao. Người Babylon và Ai Cập cổ đại là những nền văn minh đầu tiên tạo ra các bản đồ sao để phục vụ cho mục đích nông nghiệp và tôn giáo. (Ảnh: Discover Magazine)

Các nhà thiên văn học Hy Lạp như Ptolemy đã phát triển các bản đồ sao chi tiết hơn, ghi lại vị trí của hơn 1,000 ngôi sao trong tác phẩm “Almagest” của ông. (Ảnh: Wikipedia)

Các nhà thiên văn học Hy Lạp như Ptolemy đã phát triển các bản đồ sao chi tiết hơn, ghi lại vị trí của hơn 1,000 ngôi sao trong tác phẩm “Almagest” của ông. (Ảnh: Wikipedia)

Trong thời kỳ Trung Cổ, các bản đồ thiên thể tiếp tục được phát triển và cải tiến. Các nhà thiên văn học Hồi giáo như Al-Sufi đã dịch và mở rộng các công trình của Ptolemy, tạo ra các bản đồ sao chi tiết hơn. (Ảnh: Wikipedia)

Trong thời kỳ Trung Cổ, các bản đồ thiên thể tiếp tục được phát triển và cải tiến. Các nhà thiên văn học Hồi giáo như Al-Sufi đã dịch và mở rộng các công trình của Ptolemy, tạo ra các bản đồ sao chi tiết hơn. (Ảnh: Wikipedia)

Đến thời kỳ Phục Hưng, với sự phát triển của kính viễn vọng, các nhà thiên văn học như Tycho Brahe và Johannes Kepler đã có thể quan sát và ghi chép lại vị trí của các thiên thể với độ chính xác cao hơn. (Ảnh: Prague.eu)

Đến thời kỳ Phục Hưng, với sự phát triển của kính viễn vọng, các nhà thiên văn học như Tycho Brahe và Johannes Kepler đã có thể quan sát và ghi chép lại vị trí của các thiên thể với độ chính xác cao hơn. (Ảnh: Prague.eu)

Mời quý độc giả xem thêm video: Bí ẩn tảng đá nghìn năm tuổi bị xẻ đôi như được cắt bằng laser.

Thiên Trang (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/khoa-hoc-cong-nghe/tang-da-xuyen-khong-2500-nam-xuat-hien-o-noi-cuc-ky-vo-ly-2018616.html