Tang gia trùng với ngày nghỉ cuối tuần sẽ được giải quyết chế độ nghỉ thế nào?
Quy định cho phép nghỉ có hưởng lương 03 ngày nhưng không có yêu cầu là 03 ngày nào. Việc nghỉ ngày nào là do người lao động lựa chọn cho phù hợp.
Một đồng nghiệp của chúng tôi, gia đình gặp đại tang vào ngày Thứ Sáu. Theo quy định, giáo viên ấy sẽ được nghỉ 03 ngày.
Người nói đó là 03 ngày Thứ Sáu, Thứ bảy và Chủ Nhật.
Người lại cho rằng, Thứ bảy và Chủ nhật là ngày nghỉ theo quy định. Thế nên, giáo viên ấy sẽ được nghỉ tiếp ngày Thứ Hai và Thứ Ba.
Không đơn giản chỉ là ngày nghỉ của giáo viên mà nó còn liên quan đến việc phân công giáo viên khác dạy những số tiết trong ngày thầy cô giáo ấy nghỉ (dạy hưởng số tiền tăng tiết).
Nếu giáo viên được nghỉ theo chế độ, giáo viên dạy thay sẽ được tính tiền dạy phụ trội.
Ngược lại, giáo viên nghỉ không có chế độ, giáo viên dạy thay chỉ là dạy hỗ trợ đồng nghiệp mà không được tính dạy tăng tiết.
Cách tính định mức số lượng người làm việc tại các trường phổ thông
Bởi vậy, cần làm đúng theo quy định của pháp luật để không gây thiệt thòi cho giáo viên gia đình có tang gia cũng như những giáo viên đang dạy thay.
Vấn đề này, cũng nhận được sự quan tâm của một số đồng nghiệp ở nhiều địa phương khác.
Chúng tôi xin tư vấn và Thư viện pháp luật đã trả lời như sau:
Chế độ nghỉ này của giáo viên được xác định theo quy định tại Bộ luật lao động 2012.
Cụ thể tại Điều 116 Bộ luật lao động 2012 quy định như sau:
“Điều 116. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương trong những trường hợp sau đây:
c) Bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng chết; vợ chết hoặc chồng chết; con chết: nghỉ 03 ngày.
Theo đó, quy định cho phép nghỉ có hưởng lương 03 ngày nhưng không có yêu cầu là 03 ngày nào.
Việc nghỉ ngày nào là do người lao động lựa chọn cho phù hợp.
Do đó, như trường hợp nêu trên thì giáo viên này có thể lựa chọn nghỉ Thứ Sáu, Thứ Hai và Thứ Ba.
Còn Thứ Bảy và Chủ Nhật là ngày nghỉ hằng tuần của họ nên sẽ đương nhiên được nghỉ.