Tăng mức phạt vi phạm, giao thông Hà Nội có nhiều chuyển biến

Việc tăng nặng mức xử phạt và áp dụng cơ chế trừ điểm giấy phép lái xe bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân.

Từ ngày 1/1/2025, Nghị định 168/2024 chính thức có hiệu lực, trong đó tăng cao mức xử phạt nhiều hành vi như vượt đèn đỏ, đi ngược chiều... đồng thời áp dụng cơ chế trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe.

Quy định xử phạt mới bước đầu tạo hiệu quả tích cực, nâng cao ý thức chấp hành của người dân.

Ghi nhận của Người Đưa Tin trong sáng 2/1 - ngày đi làm trở lại sau nghỉ Tết Dương lịch tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến (Thanh Xuân, Tp.Hà Nội), mặc dù lượng phương tiện qua nút giao lớn, tuy nhiên không xảy ra tình trạng lộn xộn tại nút giao.

Đáng chú ý, tình trạng người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh đèn tín hiệu, đi ngược chiều... được cải thiện rõ rệt

Người dân chấp hành nghiêm quy định về đèn tín hiệu giao thông, ghi nhận tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến sáng 2/1.

Người dân chấp hành nghiêm quy định về đèn tín hiệu giao thông, ghi nhận tại nút giao Nguyễn Trãi - Khuất Duy Tiến sáng 2/1.

Đa số người dân đồng tình ủng hộ việc tăng mức phạt vi phạm giao thông đối với một số lỗi là nguyên nhân dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng.

"Tôi thấy việc tăng mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm giao thông là cần thiết. Đi trên đường thấy mọi người có ý thức chấp hành quy định giao thông hơn, đặc biệt là việc vượt đèn đỏ có thể cảm thấy được hạn chế nhiều và tình hình giao thông đỡ lộn xộn hơn", anh Phạm Trung Hiếu (quận Thanh Xuân, Hà Nội) chia sẻ.

Người điều khiển phương tiện vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng đối với xe máy và từ 18 - 20 triệu đồng đối với ô tô.

Người điều khiển phương tiện vi phạm không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông bị phạt từ 4 - 6 triệu đồng đối với xe máy và từ 18 - 20 triệu đồng đối với ô tô.

Trong thời gian đầu khi quy định mới có hiệu lực, lực lượng CSGT (Công an Tp.Hà Nội) triển khai đồng loạt các biện pháp tuyên truyền, hướng dẫn và xử lý vi phạm nhằm tạo ý thức tự giác chấp hành cho người tham gia giao thông.

Ghi nhận tại nút giao Dương Đình Nghệ - Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội).

Ghi nhận tại nút giao Dương Đình Nghệ - Trung Kính (Cầu Giấy, Hà Nội).

Nút giao Trần Duy Hưng - Nguyễn Chánh.

Nút giao Trần Duy Hưng - Nguyễn Chánh.

Bên cạnh phần lớn chấp hành quy định, một số trường hợp vẫn cố tình vi phạm, trong đó tập trung ở các lỗi đi ngược chiều, điều phương tiện không đội mũ bảo hiểm hay không chấp hành hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông.

Lực lượng CSGT xử lý trường hợp vượt đèn đỏ tại nút giao Trần Duy Hưng - Nguyễn Chánh trong sáng 2/1.

Lực lượng CSGT xử lý trường hợp vượt đèn đỏ tại nút giao Trần Duy Hưng - Nguyễn Chánh trong sáng 2/1.

Trao đổi với Người Đưa Tin, Thiếu tá Đặng Trần Hưng - Tổ trưởng Tổ Tuần tra kiểm soát, Đội CSGT đường bộ số 7 (Phòng CSGT, Công an Tp. Hà Nội), chỉ trong buổi sáng 2/1, lực lượng CSGT tại chốt đã xử lý gần 15 trường hợp vi phạm, bao gồm 10 trường hợp đi ngược chiều, 5 trường hợp vượt đèn đỏ.

Theo Thiếu tá Hưng, đối với hành vi vượt đèn đỏ, bên cạnh việc bị phạt từ 4-6 triệu đồng (đối với xe máy), người điều khiển phương tiện sẽ bị tước giấy phép lái xe và bị trừ 4 điểm giấy phép lái xe.

"Chỉ cần vượt đèn đỏ 3 lần trong vòng 12 tháng, người điều khiển phương tiện phải tiến hành kiểm tra lại nội dung kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ", Thiếu tá Hưng nói.

Thiếu tá Đặng Trần Hưng - Tổ trưởng Tổ Tuần tra kiểm soát, Đội CSGT đường bộ số 7 (Phòng CSGT, Công an Tp. Hà Nội).

Thiếu tá Đặng Trần Hưng - Tổ trưởng Tổ Tuần tra kiểm soát, Đội CSGT đường bộ số 7 (Phòng CSGT, Công an Tp. Hà Nội).

Theo Thiếu tá Đặng Trần Hưng, quá trình xử lý, phần lớn người vi phạm đều nhận thức được hành vi của mình là trái quy định và nắm được thông tin tăng mức xử phạt nhưng vẫn cố tình vi phạm với rất nhiều lý do biện minh.

"Lực lượng CSGT khuyến cáo người dân tuân thủ nghiêm chỉnh các quy định của pháp luật khi tham gia giao thông, trước hết là để bảo đảm an toàn cho chính mình và những người khác, đồng thời góp phần tạo dựng bộ mặt đô thị văn minh", Thiếu tá Hưng nói.

Một số trường hợp vẫn cố tình vi phạm các quy định giao thông.

Một số trường hợp vẫn cố tình vi phạm các quy định giao thông.

Lực lượng CSGT giữ phương tiện của các trường hợp vi phạm.

Lực lượng CSGT giữ phương tiện của các trường hợp vi phạm.

Cùng với việc tăng cường xử lý vi phạm, lực lượng CSGT Hà Nội sẽ đẩy mạnh công tác tuần tra, kiểm soát và triển khai nhiều hoạt động tuyên truyền để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông của người dân.

Những biện pháp đồng bộ này không chỉ nhằm giảm thiểu các vụ tai nạn giao thông mà còn hướng tới xây dựng một môi trường giao thông an toàn, văn minh.

Mạnh Quốc - Hồng Nhung

Nguồn Người Đưa Tin: https://nguoiduatin.vn/tang-muc-phat-vi-pham-giao-thong-ha-noi-co-nhieu-chuyen-bien-204250102112543973.htm