Tăng T-62 huyền thoại của Liên Xô đã bị Trung Quốc lấy đi như thế nào?
AK-47 và xe tăng T-62 là hai trong số nhiều vũ khí của Liên Xô bị các nước đánh cắp công nghệ về để sản xuất, nhưng chất lượng, tiếc thay, kém hơn nhiều.
Như đã biết, các công nghệ quân sự thúc đẩy phát triển tiến bộ khoa học kỹ thuật. Chẳng có gì ngạc nhiên khi nhiều nước trên thế giới, không đủ khả năng tự chế tạo được các dạng vũ khí đột phá mới, đã cố đánh cắp các mẫu kỹ thuật quân sự để sao chép chế tạo đồ nhái. Tiếc rằng, Liên Xô cũng là một trong các nạn nhân chính của nạn trộm cắp này. Dù những kẻ ăn cắp sở hữu trí tuệ này sản xuất ra các sản phẩm kém xa về chất lượng so với nguyên bản, nạn trộm cắp vẫn không chấm dứt.
AK-47
AK-47 và các biến thể của nó được Mikhail Kalashnikov chế tạo năm 1947, là súng tự động tốt nhất thế giới. Nó không chỉ tốt, mà sau này nó được sử dụng thường xuyên trong bất cứ một cuộc xung đột vũ trang nào. Có quốc gia châu Phi thậm chí đã đưa hình ảnh của nó lên quốc kỳ của mình để tỏ dấu hiệu tôn trọng vũ khí này.
Thỉnh thoảng cũng có những phàn nàn rằng Kalashnikov không tự chế tạo ra súng tự động, mà ông sao chép đứa con tinh thần của kỹ sư người Đức Hugo Shmeisser.
Những lời phàn nàn này không có căn cứ xác đáng, vì súng tự động Kalashnikov tập trung trong mình tất cả những gì tinh túy nhất của các dạng súng bộ binh khác nhau. Vào thời gian đó nếu Liên Xô với các yếu tố trong tay có thể cho thấy rằng AK-47 là sở hữu trí tuệ của ông, thì hàng loạt nước - cố đánh cắp sản phẩm này không chỉ một lần – không thể làm được điều đó.
Hiện nay, có không ít vụ sao chép mẫu và sản xuất súng tự động Kalashnikov không được phép của chủ sở hữu như ở Ai Cập, Trung quốc, Pakistan và Triều Tiên. Tuy nhiên, đó chỉ là hàng nhái, điều đáng nói là chất lượng của những khẩu súng ấy.
Được sản xuất ở Liên Xô, sau đó ở Nga, súng tự động Kalashnikov có độ chống mòn cao và không giật khi bắn. Trong khi đó các khẩu súng làm nhái của Trung Quốc và Ai Cập sau gần 7.000 lần bắn đã trở thành vô dụng vì chất lượng thép dùng để sản xuất nòng súng thấp.
Ngoài những hàng nhái bất hợp pháp, những phiên bản của AK-47 có giấy phép được các nước khối Warsava như: Hungaria, Romania và Nam Tư cũ sản xuất, nhưng cũng không thể đạt được chất lượng cần thiết.
Dù mọi phiên bản súng tự động Kalashnikov có tên gọi riêng, trong thời gian tác chiến các nhà quân sự của các nước khác nhau dù sao vẫn gọi chúng là AK-47 và thêm vào đó tên nước chế tạo.
Tăng T-62
Mặc dù việc đánh cắp AK-47 là lớn nhất trong tất cả các vụ đánh cắp công nghệ quân sự của Liên Xô, các nhà sử học quân sự còn biết đến những vụ đánh cắp các dạng vũ khí tiềm năng khác lớn không kém. Một trong số chúng là vụ Trung Quốc đánh cắp mẫu tăng T-62, sau này các kỹ sư của họ đã chế tạo mô phỏng chúng.
T-62 huyền thoại.
Trong thời gian xảy ra cuộc chiến nổi tiếng đáng buồn giành đảo Đamanski trên sông Ussuri trong tháng 3 năm 1969 của người Trung Quốc (đảo nằm giữa con sông được coi như biên giới tự nhiên giữa hai nước, Trung Quốc gọi nó là Trân Bảo, diện tích nhỏ chỉ 0,74 km vuông) Liên Xô đã sử dụng 4 tăng T-62 mới nhất vào thời điểm này.
Thật tiếc khi các chiến sĩ biên phòng Liên Xô không biết rằng, trên bờ sông bên kia người Trung Quốc đã ngụy trang một khẩu đội chống tăng để chờ sẵn xe tăng Liên Xô. Khi các xe chiến đấu của Liên Xô vừa ló ra trên đảo, khẩu đội chống tăng của Trung Quốc khai hỏa.
Ba chiếc tăng đã kịp lùi về khoảng cách an toàn ở phía bờ Liên Xô, tuy nhiên chiếc đi đầu bị trúng đạn và khựng lại ở dải trung lập. Vì trong xe lắp đặt số lượng lớn các thiết bị bí mật, mọi người cố gắng kéo xe vào bờ, nhưng bất thành. Thế là một quyết định được đưa ra: dùng hỏa lực súng cối đánh tan lớp băng cho tăng chìm xuống đáy sông.
T-62
Ban đêm, người Trung Quốc gian xảo đã bí mật cho thợ lặn xuống chỗ xe bị chìm. Họ dùng thiết bị đặc biệt lặng lẽ kéo T-62 lên bờ, đưa về. Các kỹ sư Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ chiếc xe chiến đấu này đến từng con ốc trong suốt mấy tháng liền. Sau đó một năm trong trang bị của quân đội Trung Quốc đã có xe tăng WZ-122 mới, là bản sao hoàn toàn của T-62. Thật ra, cũng như trong trường hợp với AK-47 đồ làm nhái, về các tính năng kỹ chiến thuật và chất lượng, thua kém thực sự lớn so với bản gốc.
Trạm thủy âm
Đáng chú ý rằng, nếu trong trường hợp với AK-47, xét theo quan điểm thực tế, lấy được súng tự động của Liên Xô không quá phức tạp, còn T-62 người Trung Quốc đạt được với tính chất là chiến lợi phẩm, thì trong cuộc chạy theo những công nghệ quân sự khác của Liên Xô, các nước phương Tây đôi khi còn tổ chức cả những chiến dịch đặc biệt.
Tàu ngầm Nga sẽ trở nên tĩnh lặng hơn nhờ công nghệ thủy âm mới- Ảnh Sputnik.
Vào lúc cao trào của Chiến tranh lạnh, người Mỹ và đồng minh của họ bất ngờ hiểu rõ rằng Liên Xô thực sự đã bỏ xa họ trong công nghệ phát hiện chuyển động của tàu ngầm. Ưu thế này thực sự nâng cao cơ hội của Liên Xô trong trường hợp xung đột quân sự có thể xảy ra.
Để không xảy ra điều đó, năm 1982 hải quân Anh đã tiến hành một chiến dịch đặc biệt theo đặt hàng của Mỹ nhằm đánh cắp trạm thủy âm bí mật của Liên Xô từ tàu khoa học của Ba Lan. Người ta đặt cho chiến dịch cái tên tương đối lạ lùng “Barmensha”.
Mô hình tàu ngầm hạt nhân lớp Yasen-M của Nga (Đồ họa: Sputnik)
Trong quá trình thực hiện chiến dịch, tàu ngầm Anh bơi đến gần tàu của Ba Lan ở độ sâu không quá 30 cm, đến nỗi kính tiềm vọng suýt tỳ vào trục chân vịt của tàu khoa học. Lúc này trạm thủy âm đang nằm trong nước, trên dây cáp.
Tàu ngầm Anh đã dùng thiết bị đặc biệt được trang bị tay máy cẩn thận cắt dây cáp. Họ lặng lẽ thu dây cáp đã có máy thủy âm trên đó và rồi đến vùng nước trung lập. Sau khi kết thúc chiến dịch, trạm thủy âm được đưa về Mỹ.
Dù rằng Liên Xô bị mất nhiều công nghệ quân sự vì hoạt động của tình báo khoa học kỹ thuật phương Tây, các nhân viên tình báo Liên Xô cũng hoạt động không kém hiệu quả. Với số lượng những bí mật quân sự của phương Tây được chuyển về Liên Xô, đất nước này luôn là nước đứng đầu không phải bàn cãi.