Tạo diễn đàn đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật

Sáng 27/7, Bộ Tư pháp phối hợp với tỉnh Đồng Nai tổ chức Hội thảo 'Trao đổi, lấy ý kiến đối với kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật tại khu vực miền Nam'. Hội thảo do đồng chí Nguyễn Hải Ninh - Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Vũ Hồng Văn – Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Đồng Nai đồng chủ trì.

Tham dự hội thảo còn có Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn ThanhTú, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng cùng các lãnh đạo đại diện một số bộ,ngành trung ương; lãnh đạo các tỉnh thành khu vực phía Nam như: TPHCM, TâyNinh, Cần Thơ, Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cà Mau, An Giang và hiệp hội các doanhnghiệp và doanh nghiệp….

Nhận diện những hạnchế, bất cập

Phát biểu khai mạc hội thảo, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởngBộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh cho biết, đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa Kế hoạchchỉ đạo rà soát, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật của Ban Chỉđạo của Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế, pháp luật, Kết luận của đồngchí Tổng Bí thư Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp thứ nhất và Kế hoạch số20-KH/ĐU ngày 10/7/2025 của Đảng ủy Chính phủ.

Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh phát biểu.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh, bên cạnh những thành tựu vượtbậc trong hoàn thiện hệ thống pháp luật theo hướng đồng bộ, công khai, minh bạch,dễ tiếp cận,… công tác xây dựng và thi hành pháp luật còn có những hạn chế, bấtcập.

Do đó, hội thảo nhằmtập trung trao đổi, cho ý kiến đối với kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoànthiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật đã được BộTư pháp tổng hợp, nghiên cứu từ kiến nghị của các cơ quan, tổ chức. Đồng thời tạodiễn đàn để các cơ quan, địa phương, doanh nghiệp, hiệp hội tiếp tục phản ánh,kiến nghị về khó khăn, vướng mắc, bất cập trong hệ thống pháp luật và đề xuấtgiải pháp hoàn thiện pháp luật.

Trên cơ sở ý kiến trao đổi, đề xuất tại hội thảo, các Bộ,ngành liên quan tiếp tục nghiên cứu, khẩn trương hoàn thiện kết quả cho ý kiếnđối với kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khókhăn, vướng mắc do quy định pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý của mình; chủ độngthực hiện việc xử lý hoặc tham mưu xử lý kịp thời theo quy định, nhất là đối vơícác quy định cần sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới để tháo gỡkhó khăn, vướng mắc, hoàn thiện hệ thống pháp luật.

Toàn cảnh hội thảo.

Ông Hồ Quang Huy, Cục trưởng Cục Kiểm tra văn bản và Quản lýxử lý vi phạm hành chính (Bộ Tư pháp) báo cáo tóm tắt kết quả rà soát, đề xuấtgiải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định phápluật. Theo báo cáo, về kết quả rà soát theo 3 tiêu chí (quy định tại Điều 2 Nghịquyết số 206/2025/QH15 của Quốc hội): Có 97 nội dung tại 61 VBQPPL (bao gồm 08Luật; 19 Nghị định, 34 Thông tư) có quy định mâu thuẫn, chồng chéo. Có 71 nôịdung tại 28 VBQPPL (bao gồm 08 luật; 16 Nghị định; 03 Quyết định, 01 thông tư)có quy định không rõ ràng, có cách hiểu khác nhau, không hợp lý, không khả thi,gây khó khăn trong áp dụng pháp luật, tập trung một số quy định tại pháp luật.Có 88 nội dung tại 29 VBQPPL (bao gồm 15 Luật; 14 Nghị định) có quy định tạogánh nặng chi phí tuân thủ; chưa có quy định hoặc có quy định của VBQPPL nhưnghạn chế việc đổi mới sáng tạo, phát triển động lực tăng trưởng mới, khơi thôngnguồn lực, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, hội nhập quốc tế. Mặt khác, Bộ Tư phápnhận được 1.751 kiến nghị, phản ánh do quy định pháp luật trong nhiều lĩnh vực.

Đánh giá về việc tổ chức thực hiện, ông Hồ Quang Huy cho biết,về mặt tích cực, kịp thời tham mưuban hành Kế hoạch chỉ đạo, xác định rõ yêu cầu, nhiệm vụ, trách nhiệm của cơquan và thời gian hoàn thành; có văn bản đề nghị, hướng dẫn; thực hiện thu thậpphản ánh, kiến nghị từ nhiều kênh. Tuy thời gian rất gấp, với khối lượngcông việc phải triển khai và nghiên cứu rất lớn nhưng đã được triển khai khẩn trương, nghiêm túc,khách quan, kỹ lưỡng, thận trọng… Tuy nhiên hạn chế đáng chú ý là việc phối hợpchưa thường xuyên, tích cực; một số bộ, ngành chưa xác định đúng trách nhiệm củacơ quan mình trong việc tổ chức nghiên cứu, cho ý kiến đối với kết quả rà soátđể có phương án hoàn thiện pháp luật do mình phụ trách.

Nhiều đóng góp quýbáu

Trong báo cáo của mình, Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sĩ Hùng cũngđề xuất các chính sách nhằm tháo gỡ những “điểm nghẽn”, các khó khăn, vướng mắcdo quy định của pháp luật, trên cơ sở đôỉmới căn bản tư duy xây dựng pháp luật: chuyển từ tư duy “quản lý” sang “kiến tạophát triển”, từ bị động sang chủ động. Đồng thời xây dựng pháp luật phải đi mộtbước, bảo đảm tính dự báo cao, phù hợp với thực tiễn và yêu cầu phát triểntrong tình hình mới, góp phần đánh thức mọi tiềm năng, thế mạnh của đất nước, nắmbắt mọi cơ hội phát triển, vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước, vừa khuyếnkhích sáng tạo, khơi thông mọi nguồn lực phát triển, dứt khoát bỏ tư duy “khôngquản được thì cấm”.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Hồ Sỹ Hùng trình bày tham luận tại hội nghị.

Bộ Tài chính cũng đề xuất đưa vào Chương trình xây dựng phápluật năm 2025 (trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 10 tháng 10/2025) đối với 08 dự ánLuật: Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý nợ công; Dự ánLuật Đầu tư (thay thế); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dự trữquốc gia; Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kinh doanh bảo hiểm;Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thống kê; Dự án Luật Quy hoạch(sửa đổi); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số đổi, bổ sung một số điều của LuậtGiá); Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Kế toán, Luật kiểm toánđộc lập, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Trưng mua, trưng dụng tài sản…

Trong khuôn khổ của hội thảo, nhiều ý kiến của các địaphương, ngành, hiệp hội… đã tích cực có nhiều tham luận và thảo luận, trao đổi,đóng góp ý kiến, đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướngmắc do quy định pháp luật.

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Thanh Tú trao đổi tại hội thảo.

Trong tham luận “Về các khó khăn, vướng mắc do quy định phápluật từ góc độ tỉnh Đồng Nai”, do Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức trìnhbày cho thấy, trên cơ sở kết quả rà soát, có 23 nội dung tại 21 văn bản quy phạmpháp luật do các cơ quan, người có thẩm quyền ở Trung ương ban hành trong cáclĩnh vực có vướng mắc như (tư pháp, đất đai, môi trường, tài chính, xây dựng, xửlý vi phạm hành chính, hình sự, an toàn thông tin, khoa học công nghệ, cải cáchhành chính). Đồng thời, các sở, ban, ngành cũng đã chủ động rà soát các lĩnh vựcthuộc quyền quản lý để tham mưu UBND tỉnh kiến nghị với các Bộ, ngành tổng hợpbáo cáo Bộ Tư pháp và Ban Chỉ đạo Trung ương về hoàn thiện thể chế và pháp luật.

Trong nhiều kiến nghị của ông Trần Văn Bảy, Chánh Thanh traTPHCM, đáng chú ý là kiến nghị cần tổng rà soát những vướng mắc liên quan đếnphân định về thẩm quyền, trách nhiệm tập thể và cá nhân, không thể quy địnhchung chung như hiện nay. Kiến nghị về cải cách thể chế, ông Trần Văn Bảy đãđưa hiện tượng thực tế: nhà nước là quản trị theo quy trình chứ không phải quảntrị theo kết quả (giống như doanh nghiệp). Vì vậy rất nhiều bộ quy trình “làmkhó” cho cả cán bộ công chức lần người dân và doanh nghiệp. Do vậy, sự cần thiếtcải cách thể chế là phải thay đổi việc “quá quan tâm đến quy trình (vỏ bọc) màquên đi kết quả”.

Ông Trần Văn Bảy, Chánh Thanh tra TPHCM đóng góp ý kiến tại buổi hội thảo.

Bên cạnh những tham luận, ý kiến từ các cơ quan quản lý nhànước tại địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp, nghề…cũng nêu nhiều tham luận,đề xuất, kiến nghị liên quan đến lĩnh vực, ngành nghề mà các doanh nghiệp đangvướng phải. Đáng chú ý là tham luận dài 22 trang của ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịchHiệp hội BĐS TPHCM (HoREA) liên quan chủ yếu đến Luật Đất đai 2024. Trong 17 đềxuất, ông Lê Hoàng Châu đã nêu ra không ít bất cập và đề xuất hoàn thiện Luật Đấtđai 2024 để đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất với các đạo luật khác.

Các đại biểu tham dự hội thảo

Đại biểu Phạm Hoàng Minh, Giám đốc Ban QLDA Khu nông nghiệp ứngdụng công nghệ cao Cà Mau (tỉnh Bạc Liêu mới) nêu một thực trạng, theo quy địnhtại Luật Đầu tư, Ban QLDA là một đơn vị sự nghiệp vì vậy, không được quyền cấpphép đầu tư cho các doanh nghiệp trong Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.Điều này khiến các doanh nghiệp nhiều năm qua đều bị “kẹt” về thủ tục đầu tư.Đây cũng là tình trạng chung của 5 Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao cả nước.

Đánh giá cao nỗ lực củacác địa phương

Thay mặt Bộ Tư pháp, Bộ trưởng Nguyễn Hải Ninh đã ghi nhậnvà đánh giá cao nỗ lực của các đơn vị đầu mối, thường trực triển khai nhiệm vụthuộc Bộ Tư pháp, tổ chức pháp chế các bộ, ngành, Sở Tư pháp các địa phương,trên cơ sở kết quả rà soát, phản ánh của các Bộ, ngành, địa phương, hiệp hội,doanh nghiệp đã tổng hợp, cho ý kiến và tham mưu xây dựng báo cáo kết quả ràsoát, cho ý kiến đối với khó khăn, vướng mắc do quy định của pháp luật nhằmhoàn thiện pháp luật.

Bộ trưởng cho biết, Bộ sẽ tiếp thu các ý kiến, kiến nghịđóng góp cho hội thảo vào các vấn đề chung, trên cơ sở ý kiến củacác đại biểu tại hội thảo, Bộ Tư pháp sẽ phối hợp với các Bộ, ngành liên quantiếp tục nghiên cứu, tiếp thu để hoàn thiện báo cáo của Đảng ủy Chính phủ đểbáo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương về kết quả rà soát, đề xuất giải pháp hoàn thiệnpháp luật để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc do quy định pháp luật.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Tư pháp cũng đề nghị các Bộ, ngànhtiếp tục nghiên cứu, hoàn thiện kết quả cho ý kiến và sử dụng kết quả rà soátlà nguồn dữ liệu đầu vào phục vụ cho nhiệm vụ xây dựng và hoàn thiện hệ thốngpháp luật, khẩn trương đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật để tháo gỡ khókhăn, vướng mắc do quy định pháp luật theo Nghị quyết số 206/2025/QH15 ngày24/6/2025 của Quốc hội về cơ chế đặc biệt xử lý khó khăn, vướng mắc do quy địnhcủa pháp luật.

Doãn Khởi - Khánh Toàn

Nguồn Pháp Luật VN: https://baophapluat.vn/tao-dien-dan-de-xuat-giai-phap-thao-go-kho-khan-vuong-mac-do-quy-dinh-phap-luat.html