Ngày 31/10, Bộ Tư pháp tổ chức Hội thảo 'Bảo đảm gắn kết giữa xây dựng pháp luật và thi hành pháp luật'. Đồng chí Trần Anh Đức - Vụ trưởng Vụ các vấn đề chung về xây dựng pháp luật chủ trì Hội thảo.
Sáng nay (28/10), tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội thảo luận phiên toàn thể tại hội trường về Báo cáo của Đoàn Giám sát và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về kết quả giám sát chuyên đề việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên họp.
Sáng 28/10, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội nghe Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Phó Trưởng Đoàn giám sát của Quốc hội trình bày báo cáo kết quả giám sát 'Việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý thị trường bất động sản và phát triển nhà ở xã hội từ năm 2015 đến hết năm 2023'. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung phiên họp.
Ngày 24/10, Thứ trưởng Đặng Hoàng Oanh làm việc với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật về kết quả công tác 9 tháng đầu năm, nhiệm vụ trọng tâm 03 tháng cuối năm 2024.
Xung quanh bài viết 'Phát huy tính Đảng trong xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam' của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, phóng viên Báo Pháp luật Việt Nam đã ghi nhận nhiều ý kiến tâm huyết.
Ngày 21/10, Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc đã làm việc với các đơn vị đề Đề án đổi mới tổ chức và hoạt động của Trung tâm Lý lịch tư pháp (LLTP) quốc gia; về tổng rà soát pháp luật liên quan đến lĩnh vực LLTP và triển khai Nghị quyết của Ban Cán sự đảng Bộ Tư pháp về LLTP.
Chiều ngày 21/10/2024, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) phối hợp với Sở Tư pháp tỉnh Bến Tre tổ chức Hội thảo đánh giá tình hình triển khai công tác chuẩn tiếp cận tại tỉnh Bến Tre.
Từ năm 2021 - 2023, Bộ GTVT cơ bản đã đáp ứng yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công, song bên cạnh những kết quả đã đạt được cũng còn nhiều tồn tại, hạn chế, trong đó một số đơn vị trực thuộc gây phiền hà, khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết số 27-NQ/TW ngày 9/11/2022 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng đặt ra yêu cầu tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát tối cao của Quốc hội, góp phần tăng cường kiểm soát quyền lực nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới, hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay, nhiều ý kiến chuyên gia cho rằng, cùng với việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, phân định rõ quy trình lập pháp và xây dựng văn bản dưới luật,... cần phát huy hơn nữa vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội và Nhân dân, chuyên gia, nhà khoa học tham gia vào quá trình xây dựng pháp luật.
Được sự ủy quyền của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh, Trưởng Đoàn kiểm tra liên ngành, chiều 14/10, Cục trưởng Cục kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) Hồ Quang Huy cùng các thành viên Đoàn kiểm tra liên ngành đã tiến hành kiểm tra công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL tại Ủy ban Dân tộc.
Ngày 11/10, tại TP Tuy Hòa, Bộ Tư pháp tổ chức hội thảo để thảo luận, cho ý kiến về kết quả rà soát, xử lý vướng mắc trong lĩnh vực pháp luật về phân cấp, ủy quyền và thủ tục hành chính cùng một số lĩnh vực khác. Đại diện Bộ Nội vụ, Bộ Quốc phòng, Bộ TN&MT, Bộ Tài chính, Bộ LĐTB&XH, Bộ GTVT; các sở, ngành liên quan ở các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa, Kon Tum, Đắk Lắk, Bà Rịa - Vũng Tàu… tham dự.
Sáng 11/10, tại TP Tuy Hòa ( tỉnh Phú Yên), Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) đã tổ chức Hội thảo trao đổi, thảo luận, cho ý kiến về kết quả rà soát hệ thống VBQPPL về phân cấp, ủy quyền, cải cách thủ tục hành chính và một số lĩnh vực khác.
Chiều 9/10, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh làm việc với Cục Kiểm tra văn bản quy phạm pháp luật (Cục Kiểm tra VBQPPL) về tình hình thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo rà soát xử lý vướng mắc trong hệ thống VBQPPL.
Ngày 9/10, Bộ Tư pháp tổ chức họp Tổ biên tập xây dựng dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi). Thứ trưởng Trần Tiến Dũng, Phó trưởng Ban soạn thảo, Tổ trưởng Tổ biên tập chủ trì cuộc họp.
Theo Bộ Tư pháp, cơ quan chức năng đã thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 9.211 việc với hơn 22.000 tỷ đồng.
Chánh Văn phòng Bộ Tư pháp Đỗ Xuân Quý cho biết, việc cấp Phiếu lý lịch tư pháp sẽ được rút ngắn từ 10 ngày xuống còn 3 ngày trong trường hợp thông thường, từ 15 ngày xuống còn 9 ngày trong trường hợp cần xác minh.
Theo thông tin mới nhất từ Bộ Tư pháp, năm 2024, kết quả thu hồi tài sản bị chiếm đoạt, thất thoát trong các vụ án hình sự về tham nhũng, kinh tế là 9211 việc với hơn 22.000 tỷ đồng.
Theo Bộ Tư pháp, công tác thi hành án tiếp tục đạt nhiều kết quả tích cực, kết quả thi hành án dân sự về việc và tiền cao nhất từ trước đến nay.
Để đáp ứng yêu cầu xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản cá biệt để tổ chức thi hành Luật Thủ đô bảo đảm khoa học, chặt chẽ, thống nhất, khả thi, UBND TP Hà Nội đã trình và HĐND TP đã thông qua Nghị quyết quy định một số nội dung chi, mức chi xây dựng văn bản triển khai thi hành Luật Thủ đô nhằm tạo cơ chế mới trong chi ngân sách, bố trí đầy đủ, phù hợp nguồn kinh phí để đáp ứng yêu cầu của công tác xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật, đảm bảo chuẩn bị tốt nhất cho việc triển khai thi hành Luật Thủ đô.
Bộ Công Thương có văn bản gửi Bộ Tư pháp về rà soát hệ thống VBQPPL thực hiện Nghị quyết số 101/2023/QH15 và Nghị quyết số 110/2023/QH15 của Quốc hội.
Ngày 24/9, Bộ Tư pháp đã tổ chức Hội nghị bàn giao công tác giữa đồng chí Lê Thành Long, Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, nguyên Bộ trưởng Bộ Tư pháp và đồng chí Nguyễn Hải Ninh, Ủy viên Ban Chấp hành TW Đảng, Bí thư Ban Cán sự Đảng, Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
Đây là yêu cầu của Thứ trưởng Trần Tiến Dũng tại cuộc họp với các đơn vị về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) vào sáng 20/9.
Đây là một trong những yêu cầu của Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng tại cuộc họp với các đơn vị về dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) diễn ra sáng 20/9.
Việc sửa đổi, bổ sung khung pháp lý về hoạt động của Sở Giao dịch hàng hóa là điều cần thiết nhưng cần đảm bảo đúng nguyên tắc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và thúc đẩy thị trường phát triển.
Sáng nay (18/9), tại Hà Nội, Báo Pháp luật Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm với chủ đề 'Phụ Nữ và Pháp Luật: Hành trình 30 năm tiến bộ'. Đây là hoạt động hướng tới kỷ niệm 30 năm Tuyên bố Bắc Kinh và 10 năm Việt Nam tham gia vào các cam kết quốc tế về bình đẳng giới và quyền của phụ nữ.
Sáng 18/9, Bộ Tư pháp tổ chức họp Nhóm giúp việc chuẩn bị phiên họp thứ 3 của Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL). Cuộc họp do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Trần Tiến Dũng, thành viên Ban Chỉ đạo, Trưởng Nhóm giúp việc chủ trì.
Sáng 17/9, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Hải Ninh và Thứ trưởng Trần Tiến Dũng đã chủ trì buổi làm việc với các đơn vị về xây dựng dự thảo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi).
Tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 37, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã xem xét, cho ý kiến về Báo cáo của Chính phủ về tình hình thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội; pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội năm 2024.
'Cần bổ sung quy định về hoạt động giám sát ở chính quyền đô thị để tạo cơ sở pháp lý đồng bộ, thống nhất cho việc thực hiện giám sát trên thực tế…' là quan điểm của một số thành viên Hội đồng khoa học của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại phiên họp thứ 11 góp ý vào dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân.
Tại phiên họp Chính phủ chuyên đề về Xây dựng pháp luật tháng 9, cho ý kiến về đề nghị xây dựng Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL)(sửa đổi) do Bộ Tư pháp chủ trì xây dựng, các đại biểu thống nhất sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật nhằm hoàn thiện quy trình xây dựng pháp luật; tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong công tác xây dựng, ban hành VBQPPL thời gian qua; đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi ngày càng cao về tiến độ và chất lượng xây dựng thể chế, nhất là để kịp thời đề xuất, ban hành VBQPPL xử lý những vấn đề cấp bách, phát sinh.
Ngày 14/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp Chính phủ chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 9 năm 2024, xem xét, cho ý kiến, thông qua đối với 3 dự án luật, 2 đề nghị xây dựng luật.
Quá trình giải quyết vụ, việc dân sự đòi hỏi tòa phải sử dụng đến lẽ phải, tính khách quan, tính hợp lý - tức là áp dụng lẽ công bằng để giải quyết.
Chính phủ đã hoàn thành khối lượng lớn nhiệm vụ lập pháp cơ bản bảo đảm tiến độ, không có tình trạng xin rút các dự án đã có trong Chương trình xây dựng luật.
Nhiều ý kiến cho rằng không nên nóng vội luật hóa một vấn đề mới phát sinh trong thực tiễn, có thể gây vướng mắc nhưng chỉ trong 1 giai đoạn, phạm vi nhất định, trong khi các quan hệ xã hội vẫn còn đang vận động.
Bộ cũng yêu cầu tổ chức trực ban nghiêm túc, thường xuyên thông tin kịp thời và báo cáo về tình hình ứng phó với lũ, thiệt hại xảy ra trên lĩnh vực quản lý của cơ quan, đơn vị.
Trước tình hình mưa lũ diễn biến phức tạp, loạt sự kiện văn hóa, du lịch tại nhiều địa phương đã được thông báo tạm dừng tổ chức.
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có các văn bản về việc hoãn tổ chức hội nghị, tọa đàm, sự kiện văn hóa, giải trí để tập trung cho công tác phòng, chống bão, lũ.
Ngày 11/9, Bộ VHTTDL đã có văn bản về việc hoãn tổ chức Hội nghị, tọa đàm về truyền thông chính sách trong xây dựng pháp luật.
Viện Chiến lược và Khoa học thanh tra (Thanh tra Chính phủ) cho biết, tham nhũng trong xây dựng chính sách pháp luật ngày càng tinh vi và xảy ra ở tất cả giai đoạn.
Luật Thủ đô (sửa đổi) được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 7 gồm 7 chương, 54 điều, với hàng loạt chính sách, cơ chế đặc thù vượt trội, phân cấp, phân quyền mạnh mẽ cho Hà Nội, có hiệu lực từ ngày 1/1/2025. Hiện nay, các cơ quan, đơn vị của thành phố Hà Nội đang vào cuộc đồng bộ, rà soát, xác định nhiệm vụ cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ được giao để Luật sớm đi vào cuộc sống, từ đó góp phần xây dựng Thủ đô ngày càng 'văn hiến - văn minh - hiện đại'.
Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban, Bộ Tư pháp đã chủ động phối hợp chặt chẽ với các Bộ, ngành, cơ quan và địa phương trong việc rà soát, xử lý vướng mắc trong hệ thống VBQPPL và đề xuất sửa, bổ sung các luật bảo đảm thời gian, chất lượng.
Tiếp bước truyền thống 79 năm hình thành và phát triển (28/8/1945 - 28/8/2024) của ngành Tư pháp Việt Nam, ngành Tư pháp tỉnh Tuyên Quang những năm qua đã khắc phục mọi khó khăn, nỗ lực đổi mới, sáng tạo để phát triển, gặt hái được không ít những thành tích đáng tự hào.
Sáng 27.8, hội nghị đại biểu quốc hội chuyên trách lần thứ 6, Quốc hội khóa 15 diễn ra tại Nhà Quốc hội. Phát biểu tại hội nghị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã đề nghị các đại biểu quán triệt và thực hiện tốt Quy định 178-QĐ/TW của Bộ Chính trị về kiểm soát quyền lực, phòng chống tham nhũng, tiêu cực trong công tác xây dựng pháp luật.
Nhằm nâng cao hiệu quả công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trên địa bàn, góp phần vào sự phát triển kinh tế xã hội của Đà Nẵng, chiều 27/8, Sở Tư pháp thành phố phối hợp với Cục Phổ biến giáo dục pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức tọa đàm về tình hình triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và tình hình thực hiện các quyết định của Thủ tướng chính phủ số: 407/QĐ-TTG ngày 30/3/2022; số 977 QĐ-TTG ngày 11/8/2022 tại thành phố Đà Nẵng.
Chiều 23/8, Đoàn Công tác liên ngành do Thứ trưởng Bộ Tư pháp Đặng Hoàng Oanh làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với UBND tỉnh về công tác kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa văn bản Quy phạm pháp luật (VBQPPL) và kiểm tra tình hình thi hành pháp luật 2024.Tiếp và làm việc với đoàn có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nguyễn Quang Tuấn; UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; cùng đại diện các sở, ban, ngành và các địa phương.
Ngày 22/8, Sở Tư pháp tỉnh Bạc Liêu chủ trì, phối hợp với Vụ Các vấn đề chung về xây dựng pháp luật (Bộ Tư pháp) tổ chức lớp tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) và công tác pháp chế cho gần 200 đại biểu là công chức phụ trách công tác pháp chế và công chức tham mưu xây dựng văn bản quy phạm pháp luật trên địa bàn tỉnh.