Tào Tháo cả đời nể sợ 3 mưu sĩ nào?

Lúc sinh thời, Tào Tháo vô cùng kính phục, nể sợ 3 mưu sĩ tài năng. Trong số này, người cuối cùng đã tạo nền móng để giúp con cháu lật đổ nhà Tào Ngụy.

 Tào Tháo là vị quân chủ đứng đầu tập đoàn chính trị nhà Tào Ngụy vào thời Tam quốc. Nổi tiếng là người lắm mưu nhiều kế, mưu lược nhưng đa nghi, Tào Tháo giỏi nhìn người và luôn tìm cách thu phục nhân tài để hỗ trợ sự nghiệp của mình.

Tào Tháo là vị quân chủ đứng đầu tập đoàn chính trị nhà Tào Ngụy vào thời Tam quốc. Nổi tiếng là người lắm mưu nhiều kế, mưu lược nhưng đa nghi, Tào Tháo giỏi nhìn người và luôn tìm cách thu phục nhân tài để hỗ trợ sự nghiệp của mình.

Trong suốt cuộc đời, Tào Tháo kính phục, nể sở 3 mưu sĩ tài năng là: Pháp Chính, Tuân Úc và Tư Mã Ý. Người đầu tiên là Pháp Chính, tự Hiếu Trực, được xem là một trong những mưu sĩ hàng đầu của Lưu Bị. Mưu sĩ này có tài năng không kém Gia Cát Lượng nhưng không nổi tiếng bằng.

Trong suốt cuộc đời, Tào Tháo kính phục, nể sở 3 mưu sĩ tài năng là: Pháp Chính, Tuân Úc và Tư Mã Ý. Người đầu tiên là Pháp Chính, tự Hiếu Trực, được xem là một trong những mưu sĩ hàng đầu của Lưu Bị. Mưu sĩ này có tài năng không kém Gia Cát Lượng nhưng không nổi tiếng bằng.

Hai thành tựu nổi bật nhất của Pháp Chính là giúp Lưu Bị thành công đánh đổ được Châu mục Ích Châu là Lưu Chương và chiếm được Ích Châu; hiến kế tấn công Hán Trung giúp Lưu Bị chiếm được Hán Trung.

Hai thành tựu nổi bật nhất của Pháp Chính là giúp Lưu Bị thành công đánh đổ được Châu mục Ích Châu là Lưu Chương và chiếm được Ích Châu; hiến kế tấn công Hán Trung giúp Lưu Bị chiếm được Hán Trung.

Với sự giúp đỡ của Pháp Chính, Lưu Bị đặt nền móng ban đầu cho thế chân vạc thời Tam Quốc. Khi Pháp Chính còn sống, Tào Tháo nể phục, kiêng dè không dám tấn công, cướp lại Hán Trung hay Ích Châu.

Với sự giúp đỡ của Pháp Chính, Lưu Bị đặt nền móng ban đầu cho thế chân vạc thời Tam Quốc. Khi Pháp Chính còn sống, Tào Tháo nể phục, kiêng dè không dám tấn công, cướp lại Hán Trung hay Ích Châu.

Mưu sĩ thứ hai khiến Tào Tháo nể sợ là Tuân Úc, biểu tự Văn Nhược. Ông là đại thần và mưu sĩ tài năng góp phần giúp Tào Tháo hoạch định chiến lược, đường lối quân sự, kế hoạch thống nhất phương Bắc.

Mưu sĩ thứ hai khiến Tào Tháo nể sợ là Tuân Úc, biểu tự Văn Nhược. Ông là đại thần và mưu sĩ tài năng góp phần giúp Tào Tháo hoạch định chiến lược, đường lối quân sự, kế hoạch thống nhất phương Bắc.

Tuân Úc chưa bao giờ coi Tào Tháo là chủ công của mình cũng như nhà Tào Ngụy. Thay vào đó, mưu sĩ này chỉ trung thành với hoàng đế nhà Hán là Hán Hiến Đế.

Tuân Úc chưa bao giờ coi Tào Tháo là chủ công của mình cũng như nhà Tào Ngụy. Thay vào đó, mưu sĩ này chỉ trung thành với hoàng đế nhà Hán là Hán Hiến Đế.

Khi Tào Tháo muốn xưng Ngụy vương, Tuân Úc là người đầu tiên phản đối. Theo đó, Tào Tháo kiêng dè Tuân Úc, nhiều lần quan ngại vì các kế hoạch của mình không thể thực hiện.

Khi Tào Tháo muốn xưng Ngụy vương, Tuân Úc là người đầu tiên phản đối. Theo đó, Tào Tháo kiêng dè Tuân Úc, nhiều lần quan ngại vì các kế hoạch của mình không thể thực hiện.

Tư Mã Ý, biểu tự Trọng Đạt, là mưu sĩ cuối cùng được Tào Tháo nể sợ. Ban đầu, Tư Mã Ý thấy vận quốc của nhà Hán suy yếu và không muốn nương nhờ Tào Tháo nên nhiều lần từ chối các lời mời của ông.

Tư Mã Ý, biểu tự Trọng Đạt, là mưu sĩ cuối cùng được Tào Tháo nể sợ. Ban đầu, Tư Mã Ý thấy vận quốc của nhà Hán suy yếu và không muốn nương nhờ Tào Tháo nên nhiều lần từ chối các lời mời của ông.

Đến năm 208, sau khi trở thành Thừa tướng, Tào Tháo đã ra lệnh cho Tư Mã Ý tới tham chính và nếu từ chối thì sẽ bắt giữ. Vì vậy, Tư Mã Ý buộc phải ra làm việc cho Tào Tháo nhưng luôn cẩn trọng, đề phòng để không lộ dã tâm.

Đến năm 208, sau khi trở thành Thừa tướng, Tào Tháo đã ra lệnh cho Tư Mã Ý tới tham chính và nếu từ chối thì sẽ bắt giữ. Vì vậy, Tư Mã Ý buộc phải ra làm việc cho Tào Tháo nhưng luôn cẩn trọng, đề phòng để không lộ dã tâm.

Trước khi chết, Tào Tháo từng nhắc nhở con trai là Tào Phi rằng, Tư Mã Ý nhất định không chịu làm kẻ bề tôi nên sau này chắc chắn sẽ can dự vào việc của Tào gia. Tuy nhiên, Tào Phi không nghe lời mà tin tưởng Tư Mã Ý.

Trước khi chết, Tào Tháo từng nhắc nhở con trai là Tào Phi rằng, Tư Mã Ý nhất định không chịu làm kẻ bề tôi nên sau này chắc chắn sẽ can dự vào việc của Tào gia. Tuy nhiên, Tào Phi không nghe lời mà tin tưởng Tư Mã Ý.

Vì vậy, sau khi Tào Tháo chết, Tư Mã Ý từng bước thâu tóm quyền lực, gây dựng thế lực và giúp xây dựng nền móng để con cháu lật đổ nhà Tào Ngụy vào năm 249 và lập nhà Tấn. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Vì vậy, sau khi Tào Tháo chết, Tư Mã Ý từng bước thâu tóm quyền lực, gây dựng thế lực và giúp xây dựng nền móng để con cháu lật đổ nhà Tào Ngụy vào năm 249 và lập nhà Tấn. Ảnh trong bài mang tính minh họa.

Mời độc giả xem video: Khai quật mộ Tào Tháo, bất ngờ thân phận 2 phụ nữ chôn cùng.

Tâm Anh (TH)

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: https://kienthuc.net.vn/kho-tri-thuc/tao-thao-ca-doi-ne-so-3-muu-si-nao-2096126.html