Tàu cảnh sát biển tối tân nhất Việt Nam sang Nhật Bản làm gì?

Tàu cảnh sát biển CSB-8002 của Việt Nam vừa cập cảng Yokosuka, chính thức bắt đầu chuyến thăm Nhật Bản. Đây cũng là lần đầu tiên lực lượng cảnh sát biển Việt Nam có chuyến thăm chính thức tới xứ sở hoa anh đào

Tàu CSB-8002 của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam vừa có chuyến thăm chính thức Nhật Bản, tàu 8002 của chúng ta đã cập cảng Yokosuka hôm 2/12 vừa rồi dưới sự chào đón nồng nhiệt của nước bạn. Nguồn ảnh: Vietdefence.

Tàu CSB-8002 của lực lượng cảnh sát biển Việt Nam vừa có chuyến thăm chính thức Nhật Bản, tàu 8002 của chúng ta đã cập cảng Yokosuka hôm 2/12 vừa rồi dưới sự chào đón nồng nhiệt của nước bạn. Nguồn ảnh: Vietdefence.

Đây cũng là lần đầu tiên lực lượng cảnh sát biển Việt Nam có chuyến thăm chính thức tới xứ sở hoa anh đào. Nguồn ảnh: Vietdefence.

Đây cũng là lần đầu tiên lực lượng cảnh sát biển Việt Nam có chuyến thăm chính thức tới xứ sở hoa anh đào. Nguồn ảnh: Vietdefence.

Cảnh sát biển Việt Nam cùng cảnh sát biển Nhật Bản đã ký kết bản ghi nhớ từ năm 2015. Phía Nhật Bản cũng đã giúp đỡ chúng ta tăng cường sức mạnh lực lượng cảnh sát biển bằng cách viện trợ cho Việt Nam một số tàu tuần tra. Nguồn ảnh: Vietdefence.

Cảnh sát biển Việt Nam cùng cảnh sát biển Nhật Bản đã ký kết bản ghi nhớ từ năm 2015. Phía Nhật Bản cũng đã giúp đỡ chúng ta tăng cường sức mạnh lực lượng cảnh sát biển bằng cách viện trợ cho Việt Nam một số tàu tuần tra. Nguồn ảnh: Vietdefence.

Các tàu được Nhật Bản viện trợ cho chúng ta không những được sử dụng trong lực lượng cảnh sát biển mà còn được Việt Nam trang bị cho lực lượng kiểm ngư - chịu trách nhiệm giám sát nguồn lợi hải sản trên biển. Nguồn ảnh: Vietdefence.

Các tàu được Nhật Bản viện trợ cho chúng ta không những được sử dụng trong lực lượng cảnh sát biển mà còn được Việt Nam trang bị cho lực lượng kiểm ngư - chịu trách nhiệm giám sát nguồn lợi hải sản trên biển. Nguồn ảnh: Vietdefence.

Tàu CSB-8002 được Việt Nam đóng theo lớp DN-2000. Đây là lớp tàu vận tải, tuần tra đa năng được Việt Nam tự thiết kế và đóng mới. Nguồn ảnh: Vietdefence.

Tàu CSB-8002 được Việt Nam đóng theo lớp DN-2000. Đây là lớp tàu vận tải, tuần tra đa năng được Việt Nam tự thiết kế và đóng mới. Nguồn ảnh: Vietdefence.

Chúng ta đã từng tự đóng tổng cộng bốn tàu theo lớp DN-2000, các tàu được chúng ta đặt số hiệu 8001, 8002, 8004 và 8005. Nguồn ảnh: Vietdefence.

Chúng ta đã từng tự đóng tổng cộng bốn tàu theo lớp DN-2000, các tàu được chúng ta đặt số hiệu 8001, 8002, 8004 và 8005. Nguồn ảnh: Vietdefence.

Các tàu cảnh sát biển lớp này cũng là những tàu cảnh sát biển lớn bậc nhất mà Việt Nam từng tự đóng với độ giãn nước tối đa 2500 tấn. Nguồn ảnh: BHQ.

Các tàu cảnh sát biển lớp này cũng là những tàu cảnh sát biển lớn bậc nhất mà Việt Nam từng tự đóng với độ giãn nước tối đa 2500 tấn. Nguồn ảnh: BHQ.

Trong lực lượng cảnh sát biển Việt Nam hiện tại, chỉ có hai tàu có độ giãn nước lớn hơn các tàu lớp CN-2000 đó là tàu vận tải hậu cần H-222 cũng do Việt Nam tự thiết kế với giãn nước 4300 tấn và tàu cảnh sát biển lớp Hamilton do Mỹ viện trợ cho Việt Nam với giãn nước 3250 tấn. Nguồn ảnh: Laodong.

Trong lực lượng cảnh sát biển Việt Nam hiện tại, chỉ có hai tàu có độ giãn nước lớn hơn các tàu lớp CN-2000 đó là tàu vận tải hậu cần H-222 cũng do Việt Nam tự thiết kế với giãn nước 4300 tấn và tàu cảnh sát biển lớp Hamilton do Mỹ viện trợ cho Việt Nam với giãn nước 3250 tấn. Nguồn ảnh: Laodong.

Ngoài nhiệm vụ tuần tra, vận tải; các tàu cảnh sát biển được đóng theo lớp DN-2000 còn có nhiệm vụ thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn ở biển Việt Nam và vùng biển quốc tế. Nguồn ảnh: TTXVN.

Ngoài nhiệm vụ tuần tra, vận tải; các tàu cảnh sát biển được đóng theo lớp DN-2000 còn có nhiệm vụ thực thi pháp luật trên các vùng biển và thềm lục địa Việt Nam, thực hiện công tác cứu hộ, cứu nạn ở biển Việt Nam và vùng biển quốc tế. Nguồn ảnh: TTXVN.

Tàu dài 90 m, rộng 14 m và độ cao mạn tàu là 7 m. Khi hoạt động trên biển, DN 2000 có công suất 12.016 CV với vận tốc tối đa là 21 hải lý/giờ và tầm hoạt động đạt 5000 hải lý, khi chạy ở vận tốc 15 hải lý/giờ, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm. Tầm kiểm soát và hoạt động của tàu còn được nâng cao nhờ việc mang theo một máy bay trực thăng Ka-28 (Nga) và các trang bị đi kèm. Nguồn ảnh: TTXVN.

Tàu dài 90 m, rộng 14 m và độ cao mạn tàu là 7 m. Khi hoạt động trên biển, DN 2000 có công suất 12.016 CV với vận tốc tối đa là 21 hải lý/giờ và tầm hoạt động đạt 5000 hải lý, khi chạy ở vận tốc 15 hải lý/giờ, thời gian hoạt động liên tục trên biển là 40 ngày đêm. Tầm kiểm soát và hoạt động của tàu còn được nâng cao nhờ việc mang theo một máy bay trực thăng Ka-28 (Nga) và các trang bị đi kèm. Nguồn ảnh: TTXVN.

Mời độc giả xem Video: Cảnh sát biển Việt Nam nhận tàu tuần tra lớp Halmiton do Mỹ viện trợ mang số hiệu 8020.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tau-canh-sat-bien-toi-tan-nhat-viet-nam-sang-nhat-ban-lam-gi-1312278.html