Tàu đệm khí LCAC 'giấc mơ Mỹ' của mọi cường quốc hải quân

Tàu đổ bộ khí đệm không phải phương tiện chiến đấu quá đặc biệt và khá phổ biến trong hải quân nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên không phải quốc gia nào cũng có mẫu tàu độ bộ đa năng như lớp LCAC của Mỹ.

Có giá lên tới 41 triệu USD mỗi chiếc, tàu đệm khi LCAC của Thủy quân Lục chiến Mỹ tới nay vẫn được coi là một trong những loại tàu đệm khí tốt nhất thế giới và cực kỳ nguy hiểm trong các cuộc đổ bộ đường biển. Nguồn ảnh: Sina.

Có giá lên tới 41 triệu USD mỗi chiếc, tàu đệm khi LCAC của Thủy quân Lục chiến Mỹ tới nay vẫn được coi là một trong những loại tàu đệm khí tốt nhất thế giới và cực kỳ nguy hiểm trong các cuộc đổ bộ đường biển. Nguồn ảnh: Sina.

Với khả năng mang theo 60 tấn hàng hóa hoặc chở quá tải tối đa lên tới 75 tấn, tàu đệm khí LCAC có thể mang theo một lượng lớn phương tiện chiến đấu như xe bọc thép Humvee hoặc xe thiết giáp LAV-25 vào thẳng đất liền trong mọi cuộc đổ bộ đường biển. Nguồn ảnh: Sina.

Với khả năng mang theo 60 tấn hàng hóa hoặc chở quá tải tối đa lên tới 75 tấn, tàu đệm khí LCAC có thể mang theo một lượng lớn phương tiện chiến đấu như xe bọc thép Humvee hoặc xe thiết giáp LAV-25 vào thẳng đất liền trong mọi cuộc đổ bộ đường biển. Nguồn ảnh: Sina.

Loại tàu đệm khí này có đặc điểm "ăn tiền" nhất đó là nó có thể di chuyển tốt cả trên biển lẫn trên đất liền, cho phép đưa phương tiện trang bị vũ khí vượt qua bãi biển - nơi nguy hiểm nhất trong mọi cuộc đổ bộ đường biển - vào thẳng đất liền. Nguồn ảnh: Sina.

Loại tàu đệm khí này có đặc điểm "ăn tiền" nhất đó là nó có thể di chuyển tốt cả trên biển lẫn trên đất liền, cho phép đưa phương tiện trang bị vũ khí vượt qua bãi biển - nơi nguy hiểm nhất trong mọi cuộc đổ bộ đường biển - vào thẳng đất liền. Nguồn ảnh: Sina.

Đúng với cái tên gọi của mình, LCAC có khả năng tự nhấc bản thân của mình cùng toàn bộ hàng hóa, trang thiết bị nó mang theo lên độ cao khoảng 2 mét so với mặt đất. Điều này khiến cho mọi loại mìn chống tăng và mình bộ binh bất lực trong việc vô hiệu hóa loại phương tiện này. Nguồn ảnh: Sina.

Đúng với cái tên gọi của mình, LCAC có khả năng tự nhấc bản thân của mình cùng toàn bộ hàng hóa, trang thiết bị nó mang theo lên độ cao khoảng 2 mét so với mặt đất. Điều này khiến cho mọi loại mìn chống tăng và mình bộ binh bất lực trong việc vô hiệu hóa loại phương tiện này. Nguồn ảnh: Sina.

Tốc độ cũng là một ưu điểm cực kỳ đáng khen ngợi của LCAC. Tốc độ trung bình của loại phương tiện này khi chở đầy tải lên tới 40 hải lý giờ - tương đương với 74 km/h trong khi đó nó hoàn toàn đủ khả năng tăng tốc lên tới 70 hải lý giờ - nhanh hơn gần như tất cả mọi loại phương tiện thủy hiện đang được sử dụng trong Hải quân Mỹ hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.

Tốc độ cũng là một ưu điểm cực kỳ đáng khen ngợi của LCAC. Tốc độ trung bình của loại phương tiện này khi chở đầy tải lên tới 40 hải lý giờ - tương đương với 74 km/h trong khi đó nó hoàn toàn đủ khả năng tăng tốc lên tới 70 hải lý giờ - nhanh hơn gần như tất cả mọi loại phương tiện thủy hiện đang được sử dụng trong Hải quân Mỹ hiện tại. Nguồn ảnh: Sina.

Sử dụng bốn động cơ tuabin khí, LCAC trong quá khứ từng gặp phải sự cố cực kỳ khó chịu đó là nó không thể hoạt động được trong điều kiện thời tiết quá nóng. Tuy nhiên tới năm 2016, vấn đề này đã được Hải quân Mỹ khắc phục. Nguồn ảnh: Sina.

Sử dụng bốn động cơ tuabin khí, LCAC trong quá khứ từng gặp phải sự cố cực kỳ khó chịu đó là nó không thể hoạt động được trong điều kiện thời tiết quá nóng. Tuy nhiên tới năm 2016, vấn đề này đã được Hải quân Mỹ khắc phục. Nguồn ảnh: Sina.

Ở thời điểm hiện tại, các phương tiện đệm khí LCAC hoàn toàn có thể hoạt động được trong điều kiện thời tiết nóng trên 43 độ. Tất nhiên là độ bền của động cơ sẽ giảm đáng kể nếu hoạt động trong điều kiện này. Nguồn ảnh: Sina.

Ở thời điểm hiện tại, các phương tiện đệm khí LCAC hoàn toàn có thể hoạt động được trong điều kiện thời tiết nóng trên 43 độ. Tất nhiên là độ bền của động cơ sẽ giảm đáng kể nếu hoạt động trong điều kiện này. Nguồn ảnh: Sina.

Tính tới năm 2012, trong biên chế của Hải quân Mỹ đang có 80 tàu đệm khí LCAC cùng với khoảng hơn 40 tàu khác đang nằm trong biên chế dự bị. Tuy nhiên tới năm 2019, do vấn đề cắt giảm ngân sách số lượng tàu đệm khí trong biên chế của Mỹ giảm xuống chỉ còn 50. Nguồn ảnh: Sina.

Tính tới năm 2012, trong biên chế của Hải quân Mỹ đang có 80 tàu đệm khí LCAC cùng với khoảng hơn 40 tàu khác đang nằm trong biên chế dự bị. Tuy nhiên tới năm 2019, do vấn đề cắt giảm ngân sách số lượng tàu đệm khí trong biên chế của Mỹ giảm xuống chỉ còn 50. Nguồn ảnh: Sina.

Tuy nhiên, Quân đội Mỹ vẫn là lực lượng sở hữu nhiều tàu đệm khí nhất trên thế giới. Mặc dù cả Trung Quốc và Nga đều có khả năng để tự sản xuất loại phương tiện này, tuy nhiên do chi phí sản xuất và vận hành quá lớn, số lượng tàu đệm khí trong biên chế của Trung Quốc và Nga là rất ít ỏi. Nguồn ảnh: Sina.

Tuy nhiên, Quân đội Mỹ vẫn là lực lượng sở hữu nhiều tàu đệm khí nhất trên thế giới. Mặc dù cả Trung Quốc và Nga đều có khả năng để tự sản xuất loại phương tiện này, tuy nhiên do chi phí sản xuất và vận hành quá lớn, số lượng tàu đệm khí trong biên chế của Trung Quốc và Nga là rất ít ỏi. Nguồn ảnh: Sina.

Mời độc giả xem Video: Tàu đệm khí LCAC của Mỹ "rẽ nước" tiến vào bờ.

Tuấn Anh

Nguồn Tri Thức & Cuộc Sống: http://kienthuc.net.vn/quan-su/tau-dem-khi-lcac-giac-mo-my-cua-moi-cuong-quoc-hai-quan-1246659.html