"Tàu ngầm USS Alaska cập cảng Gibraltar hôm 28/6. Đợt dừng chân chớp nhoáng giúp củng cố hợp tác giữa Mỹ với vùng lãnh thổ hải ngoại Gibraltar của Anh, thể hiện năng lực và khả năng sẵn sàng của Mỹ, cũng như duy trì cam kết với NATO", hải quân Mỹ hôm qua ra thông cáo cho biết.
Theo chuyên gia quân sự Joseph Trevithick của trang Drive, việc một tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo lớp Ohio ghé thăm căn cứ hải quân Anh ở Gibraltar, vùng lãnh thổ kiểm soát cửa ngõ giữa Đại Tây Dương với Địa Trung Hải là động thái rất hiếm gặp.
Điều khác lạ nữa là việc hải quân Mỹ công khai một cách nhanh chóng thông tin về chuyến thăm này, Trevithick nhận định. Cận cảnh ngư lôi trên tàu ngầm hạt nhân của Mỹ.
Đã từ rất lâu rồi không có sự ghé thăm của tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo lớp Ohio cập cảng Gibraltar. Trước đó tàu ngầm USS Florida cũng thuộc lớp Ohio đã dừng chân ít nhất hai lần tại đây trong 12 năm qua, tuy nhiên lúc này tàu ngầm đã loại bỏ tên lửa đạn đạo hạt nhân và thay thế bằng tên lửa hành trình Tomahawk.
Việc Mỹ bất ngờ cho tàu ngầm hạt nhân lớp Ohio mang theo các tên lửa đạn đạo chiến lược ghé thăm vùng đất này của Anh cho thấy Washington sẽ luôn sát cánh với London trong bối cảnh căng thẳng giữa Nga và Anh đang leo thang.
Với lượng giãn nước 18.750 tấn khi lặn và chiều dài 175 m, lớp Ohio là mẫu tàu ngầm lớn nhất trong lịch sử hải quân Mỹ.
Mỗi tàu có thể mang 24 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) UGM-133 Trident II D5 có tầm bắn 11.300 km.
Mỗi tên lửa mang được tối đa 12 đầu đạn hạt nhân với tổng sức nổ tương đương 5,7 triệu tấn thuốc nổ TNT.
Tổng kho vũ khí hạt nhân trên tàu ngầm nguyên tử chiến lược lớp Ohio của Mỹ có đương lượng nổ bằng tổng số vũ khí được các bên sử dụng trong Thế chiến thứ 2. Với kho vũ khí này một chiếc tàu ngầm Ohio có thể dễ dàng xóa sổ một lục địa.
Tàu ngầm chiến lược lớp Ohio còn được lắp đặt 4 ống phóng ngư lôi tự bảo vệ. Các ống phóng ngư lôi nằm ở phần mũi tàu với một góc nghiêng nhỏ so với mặt phẳng đường kính của tàu.
Cơ số ngư lôi là 8 đạn Mk-48, được sử dụng để chống tàu ngầm và tàu nổi. Tàu có thể lặn sâu tối đa hơn 300m.
Hệ thống điện tử trên tàu rất hiện đại bao gồm radar trinh sát thủy siêu âm AN/BQQ-6 có khả năng hoạt động rất tốt ở chế độ thụ động – thu các tín hiệu thủy siêu âm.
Với động cơ hạt nhân cực mạnh giúp chiếc tàu này có thể cơ động với tốc độ 25 hải lý/h. Chúng mang theo 155 sĩ quan và thủy thủ.
Hiện hải quân Mỹ chế tạo 18 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo (SSBN) lớp Ohio. Sau khi Chiến tranh Lạnh kết thúc, Mỹ quyết định hoán cải 4 tàu ngầm lớp Ohio, dỡ bỏ tên lửa đạn đạo Trident và trang bị cho chúng tên lửa hành trình tấn công mặt đất Tomahawk (TLAM).
Sau khi được nâng cấp vũ khí, mỗi chiếc tàu ngầm lớp Ohio hoán cải mang được 154 quả Tomahawk, nhiều tên lửa hành trình hơn cả một biên đội tàu mặt nước. Toàn bộ số tên lửa này có thể phóng theo loạt từ dưới nước trong vòng 6 phút.
Như vậy chỉ còn 14 tàu còn được trang bị tên lửa đạn đạo hạt nhân chiến lược. Từ năm 2002, tàu ngầm USS Ohio là lớp tàu duy nhất mang tên lửa đạn đạo tầm xa phục vụ trong Hải quân Hoa Kỳ.
Nga giữ kỷ lục về siêu tàu ngầm lớn nhất thế giới nhưng Mỹ lại giữ kỹ lục là nước có tàu ngầm hạt nhân mang sức mạnh hủy diệt lớn nhất hành tinh, một tàu ngầm lớp Ohio của Mỹ đủ khả năng xóa sổ cả một lục địa.
Việt Hùng