Tàu ngầm hạt nhân Mỹ xâm nhập cho thấy lỗ hổng lớn của Nga tại Viễn Đông

Hạm đội Thái Bình Dương của Nga rất dễ bị tấn công bởi các tàu ngầm hạt nhân Mỹ thuộc thế hệ thứ tư, tờ báo Trung Quốc Baijiahao đánh giá.

Vào hôm 12/2, một tàu ngầm hạt nhân Mỹ thuộc lớp Virginia đã vi phạm biên giới trên biển của Nga và bí mật quan sát cuộc tập trận của Hạm đội Thái Bình Dương, điều này khiến Moskva cảm thấy rất lo lắng.

Vào hôm 12/2, một tàu ngầm hạt nhân Mỹ thuộc lớp Virginia đã vi phạm biên giới trên biển của Nga và bí mật quan sát cuộc tập trận của Hạm đội Thái Bình Dương, điều này khiến Moskva cảm thấy rất lo lắng.

Sau khi bị phát hiện, tàu ngầm Mỹ đã phớt lờ yêu cầu từ phía Nga, thậm chí nó đã dời đi một cách bí mật "ngay trước mũi" hạm đội mà chẳng hề gặp trở ngại. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định vụ việc này tạo ra mối đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia.

Sau khi bị phát hiện, tàu ngầm Mỹ đã phớt lờ yêu cầu từ phía Nga, thậm chí nó đã dời đi một cách bí mật "ngay trước mũi" hạm đội mà chẳng hề gặp trở ngại. Bộ Quốc phòng Nga khẳng định vụ việc này tạo ra mối đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia.

Ý kiến trên được sự đồng thuận cao, bởi các tàu ngầm Mỹ được trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 2.000 km. Về lý thuyết, một tàu ngầm như vậy có thể loại bỏ kho vũ khí chiến lược của Nga.

Ý kiến trên được sự đồng thuận cao, bởi các tàu ngầm Mỹ được trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân có khả năng đánh trúng mục tiêu ở khoảng cách lên đến 2.000 km. Về lý thuyết, một tàu ngầm như vậy có thể loại bỏ kho vũ khí chiến lược của Nga.

Như đã biết, các đối thủ tiềm tàng của Nga ở phía Đông là Nhật Bản và Mỹ. Đồng thời Moskva đang có tranh chấp với Tokyo liên quan đến Quần đảo Kuril (Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc) và sự liên kết của các lực lượng trong khu vực hoàn toàn không có lợi cho Nga.

Như đã biết, các đối thủ tiềm tàng của Nga ở phía Đông là Nhật Bản và Mỹ. Đồng thời Moskva đang có tranh chấp với Tokyo liên quan đến Quần đảo Kuril (Tokyo gọi là Vùng lãnh thổ phương Bắc) và sự liên kết của các lực lượng trong khu vực hoàn toàn không có lợi cho Nga.

Chỉ cần nhìn vào Hải quân Nhật Bản đã thấy rõ chênh lệch khi họ có 2 tàu sân bay hạng nhẹ, 2 tàu sân bay trực thăng, 12 tàu khu trục lớn, 29 tàu khu trục hạng trung, 6 khinh hạm và 21 tàu ngầm diesel-điện, cũng như số lượng lớn tiêm kích tàng hình và máy bay chống ngầm hiện đại.

Chỉ cần nhìn vào Hải quân Nhật Bản đã thấy rõ chênh lệch khi họ có 2 tàu sân bay hạng nhẹ, 2 tàu sân bay trực thăng, 12 tàu khu trục lớn, 29 tàu khu trục hạng trung, 6 khinh hạm và 21 tàu ngầm diesel-điện, cũng như số lượng lớn tiêm kích tàng hình và máy bay chống ngầm hiện đại.

Baijiahao lưu ý Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cũng đóng quân tại Nhật Bản. Điều này nghĩa là Tokyo có thể trông cậy vào hàng không mẫu hạm George Washington, 2 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 7 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, 3 tàu ngầm hạt nhân đa năng...

Baijiahao lưu ý Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ cũng đóng quân tại Nhật Bản. Điều này nghĩa là Tokyo có thể trông cậy vào hàng không mẫu hạm George Washington, 2 tàu tuần dương lớp Ticonderoga, 7 tàu khu trục lớp Arleigh Burke, 3 tàu ngầm hạt nhân đa năng...

Về lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương Nga ở Biển Okhotsk, công bằng mà nói, nếu xét về tàu nổi, Moskva thua kém nghiêm trọng so với liên minh Mỹ - Nhật, nhất là trong tình cảnh hiện nay.

Về lực lượng của Hạm đội Thái Bình Dương Nga ở Biển Okhotsk, công bằng mà nói, nếu xét về tàu nổi, Moskva thua kém nghiêm trọng so với liên minh Mỹ - Nhật, nhất là trong tình cảnh hiện nay.

Sự thiếu hụt còn lớn hơn khi chỉ một tuần trước, tàu tuần dương tên lửa Varyag và tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Tributs thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương đã lên đường đến Địa Trung Hải.

Sự thiếu hụt còn lớn hơn khi chỉ một tuần trước, tàu tuần dương tên lửa Varyag và tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Tributs thuộc biên chế Hạm đội Thái Bình Dương đã lên đường đến Địa Trung Hải.

Trong khi đó tàu đổ bộ cỡ lớn Đô đốc Vinogradov hiện đang được hiện đại hóa, Nga kỳ vọng nó sẽ được trang bị các hệ thống tên lửa Calibre, Onyx, Zircon và Uran, biến thành một tàu khu trục với vũ khí tên lửa dẫn đường.

Trong khi đó tàu đổ bộ cỡ lớn Đô đốc Vinogradov hiện đang được hiện đại hóa, Nga kỳ vọng nó sẽ được trang bị các hệ thống tên lửa Calibre, Onyx, Zircon và Uran, biến thành một tàu khu trục với vũ khí tên lửa dẫn đường.

Do vậy trong số các tàu nổi cỡ lớn, Hạm đội Thái Bình Dương chỉ có thể tự hào về tàu khu trục Dự án 956 Bystry, tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Panteleev và khinh hạm Nguyên soái Shaposhnikov.

Do vậy trong số các tàu nổi cỡ lớn, Hạm đội Thái Bình Dương chỉ có thể tự hào về tàu khu trục Dự án 956 Bystry, tàu chống ngầm cỡ lớn Đô đốc Panteleev và khinh hạm Nguyên soái Shaposhnikov.

Tất nhiên, không thể không hiểu rằng lực lượng chính của Hạm đội Thái Bình Dương được tạo thành từ các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp đầu đạn hạt nhân.

Tất nhiên, không thể không hiểu rằng lực lượng chính của Hạm đội Thái Bình Dương được tạo thành từ các tàu ngầm hạt nhân chiến lược mang tên lửa đạn đạo xuyên lục địa lắp đầu đạn hạt nhân.

Theo tờ Baijiahao, chúng ta đang nói về một tàu ngầm tên lửa khá cũ K-44 Ryazan, cũng như 3 tàu ngầm thế hệ thứ tư của Dự án 955 Borey: K-550 Alexander Nevsky, K-551 Vladimir Monomakh và K-552 "Hoàng tử Oleg". Hạm đội sắp nhận thêm 2 chiếc tương tự là Generalissimo Suvorov và Hoàng đế Alexander III.

Theo tờ Baijiahao, chúng ta đang nói về một tàu ngầm tên lửa khá cũ K-44 Ryazan, cũng như 3 tàu ngầm thế hệ thứ tư của Dự án 955 Borey: K-550 Alexander Nevsky, K-551 Vladimir Monomakh và K-552 "Hoàng tử Oleg". Hạm đội sắp nhận thêm 2 chiếc tương tự là Generalissimo Suvorov và Hoàng đế Alexander III.

Ngoài tàu ngầm hạt nhân, Hạm đội Thái Bình Dương còn có các tàu ngầm thông thường chạy bằng động cơ diesel-điện. Nhiều ý kiến cho rằng một khi đồng loạt ra khơi, chúng có thể cùng lúc nhắm vào cả Tokyo và Washington, điều này hoàn toàn đúng.

Ngoài tàu ngầm hạt nhân, Hạm đội Thái Bình Dương còn có các tàu ngầm thông thường chạy bằng động cơ diesel-điện. Nhiều ý kiến cho rằng một khi đồng loạt ra khơi, chúng có thể cùng lúc nhắm vào cả Tokyo và Washington, điều này hoàn toàn đúng.

Tuy nhiên, Mỹ cũng hoàn toàn nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của Hạm đội Thái Bình Dương và để đối phó khả năng tấn công của tàu ngầm Nga, Nhật Bản cùng với Mỹ đã tạo ra lực lượng chống ngầm mạnh nhất trong khu vực.

Tuy nhiên, Mỹ cũng hoàn toàn nhận thức được điểm mạnh và điểm yếu của Hạm đội Thái Bình Dương và để đối phó khả năng tấn công của tàu ngầm Nga, Nhật Bản cùng với Mỹ đã tạo ra lực lượng chống ngầm mạnh nhất trong khu vực.

Liên quân Mỹ - Nhật đóng tại đây có trong biên chế một số lượng lớn máy bay chống ngầm, tàu khu trục và khinh hạm đa năng, tàu sân bay và trực thăng chống tàu ngầm, cũng như các tàu săn ngầm khác.

Liên quân Mỹ - Nhật đóng tại đây có trong biên chế một số lượng lớn máy bay chống ngầm, tàu khu trục và khinh hạm đa năng, tàu sân bay và trực thăng chống tàu ngầm, cũng như các tàu săn ngầm khác.

Đặc biệt, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ có 3 tàu ngầm hạt nhân đa năng lớp Los Angeles có thể tiến hành trinh sát, tấn công tàu nổi cũng như tàu ngầm, đồng thời tiến hành các hoạt động đặc biệt.

Đặc biệt, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ có 3 tàu ngầm hạt nhân đa năng lớp Los Angeles có thể tiến hành trinh sát, tấn công tàu nổi cũng như tàu ngầm, đồng thời tiến hành các hoạt động đặc biệt.

Cuối cùng, sự cố ở Biển Okhotsk cho thấy lần này còn có thêm một tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ thuộc loại tối tân hơn đã âm thầm xuất hiện, nó mang theo khi vũ khí đáng nể với 26 ngư lôi và 12 tên lửa hành trình Tomahawk.

Cuối cùng, sự cố ở Biển Okhotsk cho thấy lần này còn có thêm một tàu ngầm lớp Virginia của Mỹ thuộc loại tối tân hơn đã âm thầm xuất hiện, nó mang theo khi vũ khí đáng nể với 26 ngư lôi và 12 tên lửa hành trình Tomahawk.

Tờ Baijiahao chắc chắn rằng sự xuất hiện của một chiếc tàu ngầm như vậy ở Biển Okhotsk đã làm lộ ra một lỗ hổng không được bảo vệ trong khả năng phòng thủ của Hạm đội Thái Bình Dương và toàn bộ vùng Viễn Đông của Nga nói chung.

Tờ Baijiahao chắc chắn rằng sự xuất hiện của một chiếc tàu ngầm như vậy ở Biển Okhotsk đã làm lộ ra một lỗ hổng không được bảo vệ trong khả năng phòng thủ của Hạm đội Thái Bình Dương và toàn bộ vùng Viễn Đông của Nga nói chung.

Thiếu số lượng tàu nổi thích hợp, Nga buộc phải đưa các tàu ngầm chiến lược cồng kềnh của mình vào đối đầu với một "thợ săn tinh nhuệ" bậc nhất ở dưới nước, đó là các tàu ngầm lớp Virginia.

Thiếu số lượng tàu nổi thích hợp, Nga buộc phải đưa các tàu ngầm chiến lược cồng kềnh của mình vào đối đầu với một "thợ săn tinh nhuệ" bậc nhất ở dưới nước, đó là các tàu ngầm lớp Virginia.

Tất nhiên Hải quân Mỹ không có ý định tấn công trong lần trinh sát này nhưng họ đã trực tiếp cho Moskva thấy rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi khu vực phía Đông được bao phủ một cách đáng tin cậy.

Tất nhiên Hải quân Mỹ không có ý định tấn công trong lần trinh sát này nhưng họ đã trực tiếp cho Moskva thấy rằng vẫn còn rất nhiều việc phải làm trước khi khu vực phía Đông được bao phủ một cách đáng tin cậy.

Bạch Dương

Nguồn ANTĐ: https://anninhthudo.vn/tau-ngam-hat-nhan-my-xam-nhap-cho-thay-lo-hong-lon-cua-nga-tai-vien-dong-post495695.antd